Bộ Trưởng Bộ Tài chính: Thu ngân sách nhà nước năm 2023 gặp áp lực lớn

Tính đến ngày 15/12/2022, thu ngân sách nhà nước đạt 1.691,8 nghìn tỷ đồng, bằng 119,8% dự toán, cao hơn 77,8 nghìn tỷ đồng so với số đánh giá thực hiện cả năm đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10,11/2022).

Trong đó, thu nội địa vượt 13,4% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 39,8% dự toán, thu thu ngân sách nhà nước từ dầu thô vượt 159,6% dự toán.

Tuy nhiên, theo Bộ Trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mặc dù năm 2022 là một năm thu ngân sách nhà nước đạt nhiều chỉ tiêu vượt trội, nhưng sang đến năm 2023, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước sẽ gặp những áp lực lớn.

Nguyên nhân là do từ quý III/2022 trở lại đây nền kinh tế đã bộc lộ một số khó khăn, khi tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường. Cụ thể như xung đột địa chính trị Nga - Ukraine diễn biến phức tạp; khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng kéo theo khủng hoảng các thị trường hàng hóa khác; các nước lớn áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ.

thu ngân sách nhà nước
Hiện nay, kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 với số vốn kỷ lục 726.684,334 tỷ đồng

Ở trong nước, áp lực lạm phát gia tăng, trong khi thị trường vốn, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều điểm nghẽn,... chưa thể khắc phục ngay để khôi phục nguồn thu ngân sách nhà nước.

Sức ép về lãi suất, tỷ giá, lạm phát đẩy chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra tiêu thụ chậm lại do thiếu đơn hàng mới. Thị trường xuất khẩu giảm sút khi cầu tiêu dùng tại nhiều quốc gia suy giảm...

Đáng chú ý, hiện nay, kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15 với số vốn kỷ lục 726.684,334 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ giải vốn đầu tư công hiện nay vẫn còn rất thấp, do đó, năm 2023 tiếp tục là một năm áp lực giải ngân các dự án là rất lớn. 

Để giải quyết những khó khăn về thu ngân sách nhà nước, theo Bộ Trưởng Hồ Đức Phớc ngành Tài chính đề ra một số nhóm giải pháp như: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài khóa, tiền tệ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Chính phủ về dự toán NSNN và các Nghị quyết mới của Quốc hội, Chính phủ. 

Thứ hai, nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đồng thời, tiếp tục thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân có thêm nguồn lực ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới. 

Thứ ba, chủ động rà soát lại nhu cầu chi và cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên, thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. 

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá; điều hành linh hoạt giá cả trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả, thị trường, nhất là đối với các nhóm hàng năng lượng, vật liệu xây dựng, sắt thép....

Cuối cùng, thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường vốn công khai, minh bạch, an toàn, bền vững nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, tập trung hoàn thiện khung pháp lý và thể chế. Bộ tiếp tục ăng cường công tác truyền thông, tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư.

Xem thêm

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 vượt 85% dự toán so với cùng kỳ năm trước

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 vượt 85% dự toán so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Thống kê cho hay tổng thu ngân sách nhà nước tháng 8/2022 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng. Lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2022 đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán năm và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...