Các ngân hàng trung ương đã thực hiện hơn 60 đợt nâng lãi suất trong 3 tháng qua

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình nâng lãi suất, trong 3 tháng qua đã có hơn 60 đợt nâng lãi suất. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm 2000.
Các ngân hàng trung ương đã thực hiện hơn 60 đợt nâng lãi suất trong 3 tháng qua

Sự chuyển dịch đột ngột về chính sách diễn ra khi lạm phát chạm đỉnh trong nhiều thập kỷ qua ở các nước. Nguyên nhân là do đà tăng của giá năng lượng và thực phẩm sau cuộc chiến Nga-Ukraine.

Jennifer McKeown, Trưởng bộ phận dịch vụ kinh tế toàn cầu tại Capital Economics, cho biết: “Các NHTW trên thế giới đã bước vào chu kỳ thắt chặt tiền tệ đồng bộ nhất trong nhiều thập kỷ”.

Chuyên gia kinh tế tại Barclays, Christian Keller khẳng định: “Chu kỳ thắt chặt tiền tệ đang là hiện tượng diễn ra trên toàn cầu”.

Vào đầu tháng 5/2022, Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 0.75-1%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000. NHTW Anh nâng lãi suất tại 4 cuộc họp lên tiếp và hiện lãi suất cơ bản đang ở mức 1%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến nâng lãi suất trở lại vào tháng 7/2022 và kết thúc kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9/2022. NHTW Canada, Australia, Ba Lan và Ấn Độ đều được dự báo nâng lãi suất trong vài tuần tới.

Bất chấp xu hướng nâng lãi suất này, lãi suất vẫn đang ở mức thấp khi so với các tiêu chuẩn lịch sử và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng các đợt nâng lãi suất gần đây chỉ mới là khởi đầu cho chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.

Ông McKeown cho biết trong số 20 NHTW lớn trên toàn cầu, có khoảng 16 NHTW có thể nâng lãi suất trong 6 tháng tới. Quá trình thắt chặt tiền tệ dự kiến diễn ra nhanh nhất tại Mỹ và Anh. Thị trường kỳ vọng một đợt nâng lãi suất ít nhất 100 điểm vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2023 ở Eurozone, Canada, Australia và New Zealand.

Các nước mới nổi ở Mỹ Latinh đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ trong năm 2021, dù rằng nền kinh tế của họ đang bị tác động bởi đại dịch. Brazil đã nâng lãi suất 10 lần trong 1 năm qua và lãi suất tăng lên 12.75%, từ mức 2% hồi tháng 3/2021. Mexico, Peru, Colombia và Chile cũng nâng lãi suất.

Jennifer McKeown, Trưởng bộ phận dịch vụ kinh tế toàn cầu tại Capital Economics, cho hay: “Các NHTW trên thế giới đã bước vào chu kỳ thắt chặt tiền tệ đồng bộ nhất trong nhiều thập kỷ”.

Christian Keller, Chuyên gia kinh tế tại Barclays, cho biết: “Chu kỳ thắt chặt tiền tệ đang là hiện tượng diễn ra trên toàn cầu”.

Vào đầu tháng 5/2022, Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 0.75-1%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000. NHTW Anh nâng lãi suất tại 4 cuộc họp lên tiếp và hiện lãi suất cơ bản đang ở mức 1%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến nâng lãi suất trở lại vào tháng 7/2022 và kết thúc kỷ nguyên lãi suất âm vào tháng 9/2022. NHTW Canada, Australia, Ba Lan và Ấn Độ đều được dự báo nâng lãi suất trong vài tuần tới.

Bất chấp xu hướng nâng lãi suất này, lãi suất vẫn đang ở mức thấp khi so với các tiêu chuẩn lịch sử và các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng các đợt nâng lãi suất gần đây chỉ mới là khởi đầu cho chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.

Ông McKeown cho biết trong số 20 NHTW lớn trên toàn cầu, có khoảng 16 NHTW có thể nâng lãi suất trong 6 tháng tới. Quá trình thắt chặt tiền tệ dự kiến diễn ra nhanh nhất tại Mỹ và Anh. Thị trường kỳ vọng một đợt nâng lãi suất ít nhất 100 điểm vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2023 ở Eurozone, Canada, Australia và New Zealand.

Các nước mới nổi ở Mỹ Latinh đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ trong năm 2021, dù rằng nền kinh tế của họ đang bị tác động bởi đại dịch. Brazil đã nâng lãi suất 10 lần trong 1 năm qua và lãi suất tăng lên 12.75%, từ mức 2% hồi tháng 3/2021. Mexico, Peru, Colombia và Chile cũng nâng lãi suất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...