Các “tân binh” ngân hàng sắp đổ bộ lên sàn

Những ngày cuối cùng của năm 2016, thị trường đón nhận thông tin đầu tiên liên quan đến việc lên sàn chứng khoán của hai ngân hàng VIB và Techcombank.
Các “tân binh” ngân hàng sắp đổ bộ lên sàn

Các ngân hàng vẫn e ngại thời điểm đưa cổ phiếu niêm yết chưa thuận lợi 

Theo đó, ngày 12/12 Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với mã TCB. Số lượng chứng khoán đăng ký là 887.807.871 cổ phiếu, giá trị chứng khoán đăng ký hơn 8.878 tỷ đồng, tương đương hơn 8.878 tỷ đồng vốn điều lệ, hình thức đăng ký là ghi sổ.

Cùng ngày, VSD cũng cấp mã chứng khoán cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với mã VIB. Số lượng chứng khoán đăng ký là 564.442.500 cổ phiếu, giá trị chứng khoán đăng ký hơn 5.644 tỷ đồng, tương đương hơn 5.644 tỷ đồng vốn điều lệ, hình thức đăng ký là ghi sổ.

Như vậy, sau nhiều lần được đề cập đến, cuối cùng hai ngân hàng này cũng đã có những bước đi thực tế đầu tiên để đưa cổ phiếu chính thức gia nhập thị trường chứng khoán.

Lộ trình đối với VIB, theo lãnh đạo ngân hàng này, là vào năm 2017 sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM. Trong khi đó cổ phiếu TCB vẫn chưa có lộ trình gì cụ thể. Đang có hai phương án với cổ phiếu TCB đó là niêm yết trên UPCoM trước khi đưa lên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) hoặc Hà Nội (HNX), song cũng có thể niêm yết thẳng trên HOSE hoặc HNX. Theo nguồn tin của chúng tôi thì ngân hàng này sẽ chờ xin ý kiến của cổ đông tại mùa đại hội tới đây để có quyết định rõ hơn về “số phận” cổ phiếu.

Trước VIB và Techcombank thì một số ngân hàng như Kienlongbank, OCB, VPBank, MaritimeBank, PVcomBank.. hay ngay cả ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt DongABank cũng đã có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán UPCoM, và thậm chí như HDBank hay Nam A Bank còn định lên HOSE nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy thực hiện.

Các ngân hàng này có lý giải chung rằng do thị trường hiện chưa thuận lợi cho việc niêm yết, nếu làm ngay sẽ khiến cho cổ phiếu bị đánh giá thấp hơn giá trị rất nhiều nên ngân hàng chờ đợi đến thời gian hợp lý hơn để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của cổ đông.

Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã có những nhắc nhở đối với NHNN địa phương về việc theo dõi, đốc thúc các TCTD trên địa bàn sớm niêm yết trên sàn chứng khoán để tăng tính minh bạch song từ đó tới nay, ngoại trừ BIDV sau nhiều lần trì hoãn đã niêm yết vào đầu năm 2014, thì không có thêm trường hợp nào niêm yết mới.

Tuy nhiên theo nhận xét của giới quan sát thị trường, do yêu cầu về minh bạch của các chuẩn mới với các ngân hàng, trong đó có Basel II, các ngân hàng sẽ phải đẩy nhanh quá trình niêm yết. Vì thế sẽ không ngạc nhiên nếu thời gian tới có nhiều cái tên, ít nhất là những VPBank, MaritimeBank, VIB và Techcombank (4 trong 10 ngân hàng áp dụng thí điểm Basel II chưa niêm yết) xuất hiện chính thức trên thị trường chứng khoán.

Theo Trí thức trẻ

>> Khi ngân hàng chỉ là “vai thứ chính”…

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...