Các Thứ trưởng Tài chính đi làm bằng xe gì?

Thay vì bước xuống từ xe biển xanh, sáng 3/10, nhiều Thứ trưởng đã sử dụng xe cá nhân, taxi hoặc thuê xe dịch vụ tới nơi làm việc sau khi Bộ Tài chính thực hiện chủ trương khoán xe công. Chủ trương
Các Thứ trưởng Tài chính đi làm bằng xe gì?
Thay vì bước xuống từ xe biển xanh, sáng 3/10, nhiều Thứ trưởng đã sử dụng xe cá nhân, taxi hoặc thuê xe dịch vụ tới nơi làm việc sau khi Bộ Tài chính thực hiện chủ trương khoán xe công.

Chủ trương khoán chi phí đưa đón từ nhà đến nơi làm việc cho các Thứ trưởng được Bộ Tài chính chính thức áp dụng từ đầu tháng 10. Sáng 3/10, thay vì có xe biển xanh đưa đón, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí đi làm bằng taxi. Ông chủ động xuống xe từ cổng Bộ ở 28 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) và xách cặp đi bộ vào bên trong.

Tương tự, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải, Vũ Thị Mai, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Trần Xuân Hà, Trần Văn Hiếu cũng bước xuống sảnh Bộ từ những chiếc ôtô biển trắng, trong đó có xe do họ tự lái và những chiếc xe được thuê theo tháng của đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải...

Chủ trương khoán kinh phí sử dụng xe công cho 6 Thứ trưởng Bộ và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) được Bộ Tài chính tiên phong thử nghiệm. Theo đó, kinh phí hằng tháng để đưa đón các chức danh này từ nơi ở đến nơi làm việc được tính theo số km khoán và đơn giá theo các hãng taxi 4 chỗ phổ biến trên thị trường. Mỗi cá nhân được khoán kinh phí cho hai lượt đi và về trong ngày làm việc.

Trao đổi với VnExpress, một vị Thứ trưởng cho biết, ông và các đồng nghiệp rất ủng hộ chủ trương này và bản thân mình đã mua hai thẻ taxi trả trước (mỗi thẻ 5 triệu đồng) qua một công ty chuyên cung cấp dịch vụ đưa đón. Với chức danh và quãng đường từ nhà đến nơi làm việc, ông được khoán chi phí đưa đón khoảng 7 triệu đồng.

Một Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ động ký hợp đồng thuê xe đưa đón với công ty vận tải tư nhân theo hình thức mua thẻ trả trước. Ảnh: Thanh Lan.

Một Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ động ký hợp đồng thuê xe đưa đón với công ty vận tải tư nhân theo hình thức mua thẻ trả trước. Ảnh: Thanh Lan.

Đại diện Cục Quản lý Công sản Bộ Tài chính cho biết việc khoán xe công sẽ được thực hiện một cách thận trọng chứ không ồ ạt để đảm bảo hiệu quả. Ban đầu sẽ chỉ khoán chi phí đi lại cho các lãnh đạo từ nhà đến nơi làm việc. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần mở rộng chủ trương này để giải quyết bài toán lớn nhất với ngân sách cần hạn chế số lượng xe và đội xe phục vụ. Theo một báo cáo gần đây từ Bộ Tài chính, chi phí trả lương lái xe, hao mòn, sửa chữa, xăng dầu… trong một năm để "nuôi" mỗi ôtô công tương đương khoảng 320 triệu đồng.

Hoan nghênh chủ trương của Bộ trưởng Tài chính, chuyên gia Lê Đăng Doanh cũng đề nghị Bộ này sớm nghiên cứu đệ trình một dự thảo nghị định lên Chính phủ sửa đổi hàng loạt quy định về chi tiêu ngân sách hiện nay đang cho phép các Bộ, cơ quan từ trung ương đến địa phương chi tiêu quá mức chịu đựng của nền kinh tế.

"Bí thư tỉnh Đồng Tháp hằng ngày vẫn đi xe máy đến nơi làm việc, có ai nói như vậy không phải Bí thư đâu. Trái lại người dân lại yêu mến ông ấy. Việc có suy nghĩ cấp cao đi xe xịn hơn, đắt tiền hơn, có đặc quyền đặc lợi, xuống xe có người mở cửa... theo tôi không cần thiết", ông Doanh nói.

Thanh Thanh Lan/Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...