"Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những hiểm họa khôn lường"

Bên cạnh những lợi ích và cơ hội, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho Việt Nam những hiểm họa khôn lường về an ninh mạng, an ninh thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng n
"Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những hiểm họa khôn lường"

Nhận định trên đã được Thượng tướng Bùi Văn Nam - Thứ trưởng Bộ Công an đưa ra tại hội thảo Quốc gia về An ninh Bảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra sáng nay (4/4) tại Hà Nội.

Theo Thượng tướng Bùi Văn Nam, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ được dự báo sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tự động hoá các quy trình kinh doanh, tăng cường khả năng kết nối qua các thiết bị di động và tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và cơ hội, cuộc cách mạng này cũng đang đặt ra cho Việt Nam những hiểm họa khôn lường về an ninh mạng, an ninh thông tin, đặc biệt trong bối cảnh mà các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Thượng tướng Bùi Văn Nam cũng nhấn mạnh, thời gian qua tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công vào ngân hàng, viễn thông, giao thông… ngày càng trở nên nghiêm trọng; đặt vấn đề phòng chống tấn công mạng, chống khủng bố mạng… trở thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cấp thiết của mọi quốc gia.

"Thống kê từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, đã có hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016 (bao gồm sự cố Phishing, Malware và Deface), tăng gấp bốn lần so với năm 2015.

VNCERT cũng cảnh báo mức độ phát triển và lây lan nhanh chóng của mã độc mã hóa dữ liệu Ransomware trong năm qua.

“Thực tế đang đòi hỏi mọi người dân, tổ chức... cần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, tìm kiếm các giải pháp an ninh mạng hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh mạng, các tập đoàn, quốc gia nước ngoài... để xử lý các nguy cơ, sự cố” – Thứ trưởng Bùi Văn Nam khuyến cáo.

Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng Giám đốc Cisco Systems Việt Nam cho biết, để có thể bảo vệ chính mình trong kỷ nguyên số hóa với rất nhiều mối đe dọa tấn công, các doanh nghiệp và tổ chức cần nâng cao năng lực an toàn thông tin ở ba yếu tố cơ bản: con người, quy trình, và giải pháp công nghệ. Đào tạo con người, nâng cao kiến thức, nhận thức về an toàn thông tin; xây dựng quy trình đảm bảo an toàn thông tin và xử lý khi có sự cố; triển khai các giải pháp an toàn bảo mật một cách toàn diện.

Hội thảo – Triển lãm Quốc gia về An ninh Bảo mật (Security World) do Cục An ninh mạng, Cục An toàn thông tin phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Việt Nam) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Công an, sự bảo trợ của Bộ TT&TT cùng Ban Cơ yếu Chính phủ. Đây là diễn đàn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực an ninh bảo mật, quy tụ nhiều khách mời cấp cao từ khối Chính phủ cùng các chuyên gia hàng đầu, các giám đốc CNTT, giám đốc bảo mật.

>>Không bỏ lỡ “con tàu” cách mạng công nghiệp 4.0 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...