Cảnh báo lừa đảo cho vay tiêu dùng qua điện thoại/facebook

Các đối tượng lừa đảo đã liên hệ với người tiêu dùng qua facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền nhằm chiếm đoạt tiền, ăn cắp thông tin cá nhân.
Cảnh báo lừa đảo cho vay tiêu dùng qua điện thoại/facebook

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) cho biết, trong thời gian vừa qua, Cục tiếp nhận thông tin từ một số công ty tài chính và người tiêu dùng về tình trạng mạo danh công ty tài chính nhằm chiếm đoạt tiền.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo đã liên hệ với người tiêu dùng qua facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền. Sau đó, đưa ra các thông tin ưu đãi về chương trình cho vay nhằm thuyết phục khách hàng vay.

Tiếp đó, những đối tượng này làm giả hợp đồng giải ngân kiêm khế ước nhận nợ với con dấu giả, làm giả bảng ước tính số tiền phải trả hàng tháng để tạo lòng tin cho khách hàng nhằm thức hiện hành vi lừa đảo. Thậm chí, làm giả thẻ nhân viên công ty để chiếm lòng tin của khách hàng.

Sau khi nộp phí xử lý hồ sơ theo hướng dẫn, người tiêu dùng không thể liên hệ được với đối tượng. Khi kiểm tra lại thông tin tại công ty thì phát hiện bị đối tượng mạo danh công ty để lừa đảo.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhấn mạnh, "với những trường hợp nêu trên, các công ty tài chính sẽ không có cơ sở để hỗ trợ người tiêu dùng".

Nhằm ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi vay tiêu dùng, Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng qua mạng xã hội hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo.

Không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty).

Người tiêu dùng nên tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động.

Bên cạnh đó, tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu cung cấp giấy tờ bản gốc hay không. Trong trường hợp công ty không yêu cầu, mà người tự nhận là nhân viên yêu cầu cung cấp bản chính giấy tờ để lưu giữ thì người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác và cần kiểm tra lại thông tin.

Đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, người tiêu dùng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...