CEO Techcombank lý giải “hai không” khi bất động sản bị siết cho vay

Lãnh đạo Techcombank cho biết, tổng doanh thu của ngân hàng không dựa vào bảng cân đối dư nợ, mà dựa trên nhiều dịch vụ tài chính của tất cả các phân khúc. Do đó, chính sách hạn chế cho vay sẽ không ả
CEO Techcombank lý giải “hai không” khi bất động sản bị siết cho vay

Chiều 28/5, lãnh đạo Techcombank đã có buổi chia sẻ với nhà đầu tư về kết quả kinh doanh, những vấn đề tình hình tài chính, dư nợ cho vay, hoạt động chuyển đổi thẻ chip…

Trong quý 1/2019, Techcombank ghi nhận quý thứ 14 liên tiếp tăng trưởng doanh thu với con số quý 1 đạt kỷ lục 4.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.600 tỷ đồng, hoàn thành 23% kế hoạch năm. Nếu loại trừ các khoản thu từ nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro và các khoản thu bất thường, tổng doanh thu tăng 17,6% so với cùng kỳ tăng trước. Sự tăng trưởng này đến từ thu nhập cho vay và thu nhập ngoài lãi đều tăng mạnh.

Trong khi đó, ngân hàng tích cực kiểm soát nợ xấu giúp cho chi phí dự phòng rủi ro giảm đáng kể từ 800 tỷ đồng xuống còn 200 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận trước thuế được tăng thêm 2% và lợi nhuận trên tài sản đạt mức 2,84%.

Thu nhập lãi tăng lên 3.400 tỷ đồng trong quý 1 và thu nhập ngoài lãi đạt 1.000 tỷ đồng nhờ thu nhập từ phí tăng 15,7%. Nguồn thu từ phí đã tăng đáng kể trong nhiều năm qua nhờ ngân hàng đẩy mạnh lĩnh vực tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp và lĩnh vực bảo hiểm qua kênh ngân hàng. Hiện, Techcombank đang dẫn đầu thị phần ở cả hai lĩnh vực này.

Năm 2019, ngân hàng đặt kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất 11.750 tỷ đồng tăng 10% so với năm ngoái và tăng 20% nếu không tính khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán TechcomFinance. Đây là con số lợi nhuận kỷ lục mà Techcombank công bố.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank khẳng định: “Với những cơ sở tăng trưởng doanh thu và đa dạng nguồn thu nhập, chắc chắn chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu đề ra”.

Bên cạnh đó, ngân hàng đã hoàn tất các thủ tục áp dụng Basel II và trong tháng 6 Ngân hàng Nhà nước sẽ phê duyệt hồ sơ của ngân hàng.

Một vấn đề được nhà đầu tư quan tâm là cơ cấu tín dụng của Techcombank dành cho vay mua nhà rất lớn trong bối cảnh siết chặt tín dụng bất động sản, có ảnh hưởng tới thu nhập?

Theo bà Lê Thị Bích Phượng, Giám đốc Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân, “Techcombank từ bỏ các sản phẩm rủi ro cao như cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thế chấp để chuyển hướng sang cho vay mua nhà để ở và mua ô tô cho phân phúc khách hàng có thu nhập khá và cao”.

Tổng giám đốc Quốc Anh cho rằng, “chính sách siết tín dụng bất động sản không ảnh hưởng tới những khách hàng chúng tôi định cho vay và không ảnh hướng tới doanh thu đối với khách hàng mà Techcombank đang cho vay. Tổng doanh thu của ngân hàng không dựa vào bảng dư nợ, mà dựa trên nhiều dịch vụ tài chính của tất cả các phân khúc. Do đó, hạn chế cho vay sẽ không ảnh hưởng tới doanh thu”.

Liên quan tới chính sách miễn lãi suất 0% trong 1 năm đầu cho người mua nhà dự án mà Techcombank tài trợ vốn, đại diện ngân hàng cho hay, đây là sản phẩm hỗ trợ lãi suất kết hợp với chủ đầu tư dự án. Phần lãi suất được miễn lãi trong 1 năm đầu cho khách hàng là do chủ đầu tư trả cho ngân hàng hàng tháng.

Về hoạt động đầu tư trái phiếu Chính phủ, lãnh đạo cho biết Techcombank cũng mua trái phiếu Chính phủ đầu tư sinh lời, song ngân hàng sẽ xem xét thời điểm lãi suất libor thấp nhất để mua vào trái phiếu Chính phủ. Đây là mục đầu tư tốt đem lại lợi nhuận và lúc nào thanh khoản vốn của Techcombank cũng có tầm 1 tỷ USD để "uyển chuyển" sử dụng đầu tư.

Về khoản phí chuyển đổi sang thẻ chip, bà Phượng cho hay, chi phí chuyển đổi thẻ này nằm trong sản phẩm cho khách hàng nên không có bất cứ thay đổi nào về chi phí.

>> VDSC: Định hướng kinh doanh của Techcombank tiềm ẩn rủi ro

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...