CEO VIB: Không mua lại cổ phiếu quỹ từ cổ đông chiến lược CBA

Tổng giám đốc Hàn Ngọc Vũ khẳng định việc huỷ kế hoạch tăng vốn và mua cổ phiếu quỹ không liên quan tới khoản đầu tư của Commonwealth Bank of Australia (CBA)
CEO VIB: Không mua lại cổ phiếu quỹ từ cổ đông chiến lược CBA

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa lấy ý kiến cổ đông để xin huỷ kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 7.900 tỷ đồng mà Đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4 vừa thông qua.

Cụ thể, VIB có kế hoạch sẽ chia cổ tức tỷ lệ 3,5% bằng cổ phiếu, 36,1% bằng cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn và các quỹ, 0,4% bằng cổ phiếu ESOP từ lợi nhuận sau thuế. Thay vào đó, ngân hàng có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ tối đa 10,1%. Chi tiết về giá cổ phiếu và người bán đều không được công bố.

Động thái xin ý kiến cổ đông mua lại cổ phiếu quỹ này của VIB khá giống với trường hợp Techcombank. Theo đó, Techcombank xin ý kiến để mua lại số cổ phiếu quỹ của ngân hàng đúng bằng số cổ phần của cổ đông chiến lược HSBC, nói cách khác là để HSBC rút vốn. Do đó, không ít ý kiến cho rằng có thể đây là động thái "dọn đường" cho sự chia tay của cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Autralia (CBA). CBA đang là cổ đông nắm 20% vốn ở VIB.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, ông Hàn Ngọc Vũ - Tổng giám đốc VIB khẳng định cả VIB không có ý định mua cổ phiếu quỹ từ cổ phần của cổ đông chiến lược này và hiện CBA cũng không có ý định bán. "Mới đây chúng tôi đã ký mới một thoả thuận hợp tác trao đổi năng lực trị giá nhiều triệu USD trong thời gian 3 năm với kế hoạch tiếp tục hợp tác trong nhiều năm tới", ông Hàn Ngọc Vũ cho biết.

Chia sẻ thêm, lãnh đạo VIB cho biết đã có kế hoạch từ đầu năm cho việc tăng vốn cấp 2 từ các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường nhằm đáp ứng tốt vốn cho nhu cầu tăng trưởng kinh doanh. Hiện giá cổ phiếu của VIB được giao dịch UpCOM với thanh khoản thấp, đã vượt 20.000 đồng từ tháng 4 và mức dao động khoảng 21.000-22.000 đồng. "Con số này mới phản ánh giá trị ngắn hạn chứ chưa phản ánh hết giá trị tiềm năng lâu dài của ngân hàng. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm tạm thời số dư vốn chủ sở hữu trong ngắn hạn nhưng ngân hàng sẽ sở hữu một tài sản mà chúng tôi cho là rất có giá trị tiềm năng, đấy là cổ phiếu của chính ngân hàng mình", ông Vũ nói.

Số tài sản này sẽ được chuyển đổi lại thành vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên theo chương trình ESOP hoặc thành vốn chủ sở hữu bằng tiền mặt khi VIB bán lại các các cổ phiếu quỹ cho nhà đầu tư trên thị trường.

Theo Thanh Thanh Lan/ VnExpress

>> VIB bất ngờ xin ý kiến cổ đông hủy phương án tăng vốn điều lệ

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...