Chạy đua kinh doanh cuối năm, ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xây lắp

Nguồn vốn cho các doanh nghiệp thi công xây lắp đã được “khơi thông” khi nhiều ngân hàng thiết kế riêng gói vay chuyên biệt, bổ sung vốn lưu động và các dịch vụ cần thiết, phù hợp với đặc thù kinh doanh trong ngành xây lắp.
Chạy đua kinh doanh cuối năm, ngân hàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xây lắp

Hiện nay, các ngân hàng đang hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp xây lắp có thể tiếp cận vốn để phục vụ kinh doanh. Đặc biệt, nhằm tối ưu lợi ích cho khách hàng, một số ngân hàng còn xây dựng chuyên biệt hóa sản phẩm, dịch vụ, xây dựng cơ chế riêng cho từng nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực thi công xây lắp.

Với đặc thù ngành nghề (sản phẩm là những công trình xây dựng, thi công, lắp đặt theo thiết kế/dự toán… được chủ đầu tư chấp thuận theo hợp đồng đã ký kết) nên cơ cấu vốn của doanh nghiệp thi công xây lắp có những điểm khác biệt so với các ngành nghề khác.

Cụ thể, nhu cầu vốn lưu động (vốn kinh doanh ngắn hạn) cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn, phục vụ cho các hoạt động như: mua nguyên vật liêu, chi trả nhân công, thuê máy móc thiết bị... Vòng quay vốn của Khách hàng cũng phụ thuộc vào thời hạn thực hiện thi công xây lắp, thường từ 6 đến 18 tháng.

Cuối năm là thời điểm thị trường bất động sản sôi động nhất và được dự báo sẽ có chuyển biến tích cực nhờ nhu cầu lớn về nhà ở của người dân, cộng thêm việc đầu tư phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp hoặc các công trình trong quá trình phát triển đất nước dùng vốn Ngân sách nhà nước… thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp thi công xây lắp càng trở nên cấp thiết hơn.

Để đảm bảo nguồn vốn được thông suốt trong quá trình thực hiện thì việc vay vốn ngân hàng là cần thiết đối với các doanh nghiệp thi công xây lắp.

Nắm bắt nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu khách hàng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã triển khai gói tín dụng dành cho doanh nghiệp thi công xây lắp được thiết kế linh hoạt, chính sách phù hợp, ưu đãi và đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

Theo đó, nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà thầu liên danh đã trúng thầu/được chỉ định thầu hoặc đã ký hợp đồng đầu ra với chủ đầu tư/nhà thầu chính để thực hiện các gói thầu xây lắp có thể đăng ký ngay để sử dụng sản phẩm này. Mức cho vay lên tới 90% giá trị hợp đồng thi công, tỷ lệ bảo lãnh cạnh tranh tín chấp có thể lên đến 100% và tài sản đảm bảo đa dạng và linh hoạt.

Đáng chú ý, khi tiếp cận với gói vay này, doanh nghiệp còn được hỗ trợ về thủ tục, giấy tờ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo kiến thức chuyên sâu theo ngành để có thể đưa ra giải pháp tài chính trọn gói, tiết kiệm cho doanh nghiệp vừa có thể đồng hành cùng doanh nghiệp để xóa bỏ các rào cản về đặc thù ngành kinh doanh và quy định cứng nhắc thông thường của ngân hàng.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng phân khúc khách hàng được xem là chiến lược mà rất nhiều nhà băng đang triển khai. Chiến lược đó một mặt giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên sự khác biệt. Đứng về phía doanh nghiệp, đây còn là những giải pháp tài chính tối ưu tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...