Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm 20% thủ tục hành chính, các bước trung gian không cần thiết

Theo đó, đến tháng 5/2023, tổng số thủ tục hành chính của cả nước là 6.422, giảm 376 thủ tục hành chính so với cùng kỳ năm 2020....
thủ tục hành chính

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 493/TTg-KSTT về việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.

Tại văn bản này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh thành khẩn trương thực hiện việc tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Trong đó đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ở mức tối thiểu 20% đối với thủ tục hành chính nội bộ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Cùng với đó là cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. 

Đặc biệt, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu đề xuất cắt giảm ngay các thủ tục, các bước trung gian không cần thiết, các điều kiện kinh doanh chồng chéo để minh bạch trong kiểm tra, thẩm định, đánh giá, xét duyệt.

Đồng thời, các cơ quan liên quan cũng cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp xã hội hóa các dịch vụ hành chính công đủ điều kiện. Thủ tướng Chính phủ gia hạn thực hiện cho các bộ, ban, ngành: “Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa trước ngày 30/9/2023”.

Được biết, từ đầu năm 2021 đến nay, các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 2.200 quy định kinh doanh tại 177 văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cùng với đó, Chính phủ đã cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các vị đại biểu Quốc hội qua thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội cũng như lắng nghe ý kiến của người dân, thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực vẫn còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Cùng với đó, việc giải quyết thủ tục hành chính còn qua nhiều tầng nấc trung gian, gây chậm trễ, ách tắc trong thực hiện. Việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại một số nơi cond có hiện tượng  tiêu cực, đặt thêm thủ tục ngoài quy định làm tăng thời gian, chi phí xã hội, giảm hiệu lực quản lý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.