Chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip: Có tối ưu hoá hoàn toàn việc bảo mật?

Việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip được coi như giải pháp mạnh nhằm tăng tính bảo mật sau nhiều vụ gian lận thẻ diễn ra trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến nghi ngại về việc thẻ chip c
Chuyển đổi thẻ ATM sang thẻ chip: Có tối ưu hoá hoàn toàn việc bảo mật?

Theo Thông tư 41/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (ngày 28/2/2018) quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, trong năm 2019, các ngân hàng thương mại sẽ phải chuyển đổi 30% thẻ ATM dạng từ sang thẻ công nghệ chip.

Theo kế hoạch, chậm nhất đến cuối năm 2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành sẽ phải được chuyển đổi về thẻ chip. Toàn bộ ATM và POS trên thị trường cũng phải tuân thủ tiêu chuẩn vào cuối năm 2020 để đáp ứng yêu cầu này.

Và những chiếc thẻ chip nội địa theo chuẩn EMV đầu tiên của Việt Nam vừa chính thức được ra mắt ngày 28/5. Theo đó, 7 ngân hàng đầu tiên sẵn sàng triển khai loại thẻ này và công bố ra mắt trong đợt đầu tiên gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, TPBank, Sacombank, ABBank đã sẵn sàng chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip. Đây cũng là các ngân hàng đang nắm khoảng 70% thị phần thẻ nội địa của Việt Nam.

Ưu điểm của thẻ chip so với thẻ từ là an toàn hơn, tránh giả mạo và copy thẻ. Đó là chưa kể, việc áp dụng tiêu chuẩn thẻ chip giữa các tổ chức tín dụng và đơn vị cung ứng thanh toán sẽ mang lại tiện ích cho khách hàng về tốc độ thanh toán, cũng như bảo mật thông tin.

Tuy nhiên, nếu dùng thẻ chip toàn bộ hệ thống của các ngân hàng từ thẻ thanh toán cho đến các thiết bị như máy POS, máy chủ, máy ATM phải được đồng bộ. Chi phí cho một chiếc thẻ chip hiện tại vào khoảng 70.000 đồng.

Do đó, điểm mà khách hàng, những chủ thẻ quan tâm nhất là chi phí chuyển đổi thẻ chip sẽ do ai trả, ngân hàng hay khách hàng?. Trả lời báo giới bên lề buổi lễ ra mắt, lãnh đạo các ngân hàng chuyển đổi thẻ lần này đều cho biết sẽ miễn phí chuyển đổi thẻ. Tuy nhiên, thời gian miễn phí chỉ là giai đoạn đầu.

Với khoảng 22 triệu thẻ phải chuyển đổi trong năm 2019 thì số tiền mà các ngân hàng cần phải bỏ ra để phục vụ cho việc chuyển đổi sẽ lên tới gần 1.540 tỷ đồng. Đó là chưa kể các ngân hàng còn phải nâng cấp cả thiết bị đầu cuối là POS, máy ATM… để phù hợp với việc chuyển đổi thẻ và nhiều khoản chi phí khác.

Đây là số tiền không nhỏ đối với các ngân hàng thương mại. Vậy hàng ngàn tỉ đồng chuyển đổi thẻ ai gánh, ngân hàng hay khách hàng?

Theo chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính, tiền tệ quốc gia, có thể các ngân hàng sẽ lấy nguồn từ doanh thu, kỳ vọng trong tương lai thì các phần giảm trừ rủi ro có thể bù đắp được phần nào các chi phí này bởi đây là khoản đầu tư nội bộ phía ngân hàng để mang lại những sản phẩm tối ưu cho khách hàng.

Khi được hỏi về việc thẻ chip có tối ưu hóa hoàn toàn việc bảo mật hay không? Ông Cấn Văn Lực cho rằng, “chúng ta có nhiều phương án để tối ưu hóa bảo mật trong thanh toán nói chung và thanh toán thẻ nói riêng của hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng đây là bước chuyển đổi có thể cần thiết tuy nhiên chúng ta cũng phải tính toán tổng thể, đồng hòa trong mối quan hệ giữa việc xu thế thanh toán ngân hàng số nhu qua ví điện tử, qua POS, mobile banking, internet banking…để có sự đầu tư tối ưu nhất, không bị lãng phí về lâu về dài”.

Cũng chia sẻ về tính an toàn của thẻ chip, Ts. Nguyễn Trí Hiếu khuyến cáo, người dùng thẻ phải bảo mật thẻ của mình thật an toàn. Bất kể là thẻ từ hay thẻ chip khi những thông tin bảo mật bị lọt ra ngoài thì kẻ gian vẫn có thể sử dụng và chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Tiếp đó, người tiêu dùng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu để tránh bị lộ thông tin mật khẩu

“Phải thuờng xuyên kiểm tra sao kê tài khoản để xem có giao dịch nào bất thường mà không phải do mình thực hiện hay không. Cuối cùng, không nên chia sẻ thẻ ngân hàng của mình với bất cứ ai”, ông Hiếu khuyến nghị.

Ông Cấn Văn Lực cho biết thêm, để việc chuyển đổi suôn sẻ, NHNN cần hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết để cho thẻ chip được vận hành thông suốt.

Điển hình, cần có bộ tiêu chuẩn về thẻ chip và các ngân hàng dựa vào tiêu chuẩn chung đó để xây dựng lộ trình chuyển đổi, tránh tình trạng mỗi ngân hàng đưa ra một loại thẻ, sau đó phải đồng bộ lại mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bên cạnh đó cần tăng tính kết nối và sử dụng chung nền tảng công nghệ giữa các ngân hàng với nhau.

 >> Bảy ngân hàng đầu tiên sắp phát hành thẻ chip

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...