Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Lợi bất cập hại

Nhiều địa phương đang thực hiện giải pháp tăng nguồn thu ngân sách từ thu tiền sử dụng đất. Phương thức chính là chính quyền lên quy hoạch, thu hồi đất (chủ yếu là đất nông nghiệp), chuyển nhượng cho
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Lợi bất cập hại

Nhiều tỉnh, thành đạt được những thành công nhất định, nhưng coi tiền thu từ cấp quyền sử dụng đất là nguồn thu quan trọng, thậm chí là chủ yếu, bài học ở nhiều nơi cho thấy đó là nguồn thu bấp bênh, lợi bất cập hại.

Năm 2017, Nghệ An thu được khoảng 2 nghìn tỉ tiền cấp quyền sử dụng đất, chiếm tỉ lệ khoảng 1/6 số thu ngân sách. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án bất động sản chủ yếu là giải pháp để thu hút tiền nhàn rỗi trong dân, trong điều kiện thu ngân sách khó khăn. Đó là tình trạng không hiếm hiện nay của nhiều địa phương, tuy nhiên, giải pháp này vô hình trung khuyến khích, phát triển mạnh tình trạng đầu cơ địa ốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất hợp lý trong việc luân chuyển dòng tiền.

Việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở một mức độ nào đó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, như Đà Nẵng chẳng hạn; tuy nhiên nếu lấy đó phục vụ cho mục tiêu bù đắp ngân sách thiếu hụt, thì lâu dài sẽ làm giảm và phân tán nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, là những lĩnh vực luôn “khát” vốn.

Mặt khác, một số dự án bất động sản được tạo lập do thiếu tầm nhìn, tư duy ngắn hạn, nên bất hợp lý và gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai. Bài học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, thậm chí Đà Nẵng, vốn là địa phương được coi có một giai đoạn thành công trong việc kết hợp khai thác quỹ đất với chỉnh trang thành phố, hiện nay xảy ra nạn ùn tắc giao thông, quá tải về y tế, giáo dục… do tập trung phát triển khu dân cư ở các vị trí đắc địa, mà “quên” các dịch vụ phục vụ đời sống kèm theo.

Hơn thế, nguồn thu từ bất động sản một lúc nào đó sẽ cạn kiệt; chưa kể sẽ ảnh hưởng đến quỹ đất dành cho nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, công cộng... Trước khi quá muộn, thiết nghĩ, Nhà nước cần rà soát tổng thể tình hình thực hiện các dự án bất động sản tại các địa phương, từ đó có giải pháp về cơ chế, chính sách định hướng để nguồn lực trong dân thay vì đầu cơ vào địa ốc, thì phải được phân dòng đến các địa chỉ sản xuất kinh doanh khác mang lại lợi ích lâu dài hơn cho xã hội.

laodong.vn/so-tay-kinh-te/loi-bat-cap-hai-582584.lhttps://laodong.vn/so-tay-kinh-te/loi-bat-cap-hai-582584.ldo

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...