Công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2021

Sáng nay, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 – Giải thưởng lâu đời và uy tín của ngành CNTT Việt Nam.

Nắm bắt xu hướng phát triển của ngành tại Việt Nam và trên thế giới, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, trong năm thứ 18 được tổ chức, Sao Khuê 2021 đặt ra thông điệp: “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số – Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số”. Đây là sự thay đổi quan trọng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp CNTT tiên phong đầu tư phát triển các NỀN TẢNG SỐ kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số nhanh chóng tạo dựng các HỆ SINH THÁI SỐ cho Việt Nam đặc biệt trong các ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.

Giải thưởng Sao Khuê 2021 đã lập “kỷ lục” với gần 300 đề cử từ 161 doanh nghiệp, tăng đến 57,8% so với năm 2020. Đây là con số lớn nhất về số lượng đề cử và doanh nghiệp đăng ký tham gia kể từ khi Chương trình ra đời đến nay. Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA cho biết: “Với số lượng tham gia kỷ lục, ban Tổ chức đã phải mời 46 chuyên gia, tổ chức đến 20 Hội đồng đánh giá thuyết trình làm việc trong các ngày 19, 23 và 30/3/2021. Hội đồng Chung tuyển cũng phải làm việc trong 04 giờ liên tục mới xem xét hết được từng sản phẩm, dịch vụ và thống nhất được kết quả cuối cùng.”

Giải thưởng Sao Khuê 2021 đã lập “kỷ lục” với gần 300 đề cử từ 161 doanh nghiệp, tăng đến 57,8% so với năm 2020.
Giải thưởng Sao Khuê 2021 đã lập “kỷ lục” với gần 300 đề cử từ 161 doanh nghiệp, tăng đến 57,8% so với năm 2020.

Kết quả, qua 3 vòng đánh giá: Sơ loại hồ sơ, Thuyết trình và Chung tuyển, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn được 180 nền tảng, dịch vụ, giải pháp CNTT xuất sắc để trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 bao gồm: 25 nền tảng, 32 dịch vụ và 123 sản phẩm giải pháp. Bên cạnh số lượng kỷ lục, Giải thưởng Sao Khuê 2021 ghi nhận các Doanh nghiệp đang tập trung phát triển giải pháp số hầu hết các ngành kinh tế và đầu tư lớn vào các ngành kinh tế trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số quốc gia: Chính phủ số có 7 giải pháp, Tài chính Ngân hàng có 09 giải pháp, Giáo dục có 07, Y tế có 05 giải pháp…

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập VINASA, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng Sao Khuê 2021 cho biết: Nhìn chung các sản phẩm, dịch vụ tham gia bình chọn Sao Khuê năm nay đều có sự tăng trưởng và có nhiều đổi mới sáng tạo trong đầu tư phát triển sản phẩm, phần đa đều đã được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain… Đặc biệt, nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đúng xu hướng, đúng nhu cầu thị trường, của các nhanh kinh tế trọng điểm đã đạt mức tăng trưởng doanh thu rất cao lên tới hàng trăm thậm chí là hàng nghìn % trong năm 2020. Đây chính là những điểm sáng có tác động lan tỏa của kinh tế số, đóng góp vào thành tích tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong năm qua được thế giới nể phục.”

Ông Trương Gia Bình đánh giá, dịch vụ tham gia bình chọn Sao Khuê năm nay đều có sự tăng trưởng và có nhiều đổi mới sáng tạo trong đầu tư phát triển sản phẩm, phần đa đều đã được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain...
Ông Trương Gia Bình đánh giá, dịch vụ tham gia bình chọn Sao Khuê năm nay đều có sự tăng trưởng và có nhiều đổi mới sáng tạo trong đầu tư phát triển sản phẩm, phần đa đều đã được nâng lên một tầm mới với những công nghệ mới AI, Cloud, Big Data, IoT, Blockchain...

Điểm nhấn của Sao Khuê 2021 là Hạng mục mới NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ với 46 nền tảng đăng ký tham gia, bao chùm cả 03 mô hình phát triển: Nền tảng cho các nhà phát triển (market place); nền tảng công nghệ lõi và Nền tảng dịch vụ phần mềm (SaaS). Kết quả: 25 nền tảng đã được lựa chọn trao Sao Khuê 2021, và đặc biệt 02 nền tảng trong số này được vinh danh Top 10 Sao Khuê là nền tảng chuyển đổi số ngành Sản xuất - akaMES của FPT Software và Nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov của MISA. Qua đây có thể thấy ngành CNTT Việt Nam đang có sự phân chia đầu tư, phát triển công nghệ khá bài bản theo đúng xu thế phát triển chung: các doanh nghiệp lớn có năng lực công nghệ, trình độ cao về thiết kế hệ thống và quản trị như Viettel, FPT, VNPT, Misa, Savis… đang tập trung vào việc xây dựng các NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ lớn; các công ty quy mô nhỏ hơn đầu tư vào việc sáng tạo các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ tích hợp. Đây chính là tiền đề để hình thành các HỆ SINH THÁI SỐ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế một các hoành chỉnh.

Lĩnh vực Tài chính Ngân hàng trong thời gian gần đây luôn thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số để tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới đem lại những giá trị mới cho cả khách hàng và tổ chức. Giải thưởng Sao Khuê 2021 đã vinh danh 12 giải pháp trong lĩnh vực này bao gồm cả giải pháp Ngân hàng số, Fintech, Thanh toán điện tử, và bảo hiểm. Đáng chú ý 03 giải pháp được trao Top 10 Sao Khuê với ứng dụng công nghệ mới sáng tạo những dịch vụ, giá trị mới như: Hệ thống lưu ký & giám sát chứng khoán của BIDV, Ngân hàng số của Vietinbank và Ứng dụng Sacombank Pay của ngân hàng Sacombank. Tài chính Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu chuyển đổi số.

Như mọi năm, Top 10 – hạng mục danh giá nhất của Giải thưởng Sao Khuê – lại là tâm điểm sự chú ý. Theo số liệu thống kê, 09 doanh nghiệp sở hữu các đề cử Top 10 Giải thưởng 2021 có tổng doanh thu năm 2020 đạt 367.450 tỷ đồng, tương đương gần 16 tỷ USD giải quyết được việc làm cho 63.453 lao động. Riêng doanh số của 10 sản phẩm, giải pháp là trên 2,100 tỷ đồng. Ngoài khía cạnh công nghệ xuất sắc, đầu tư bài bản, chiến lược phát triển kinh doanh rõ ràng, hầu hết Top 10 Sao Khuê 2021 đều được xem xét và đánh giá cao về việc sáng tạo ra những dịch vụ mới, những giá trị mới cho tổ chức, cho khách hàng và cho xã hội.

Top 10 – hạng mục danh giá nhất của Giải thưởng Sao Khuê – lại là tâm điểm sự chú ý
Top 10 – hạng mục danh giá nhất của Giải thưởng Sao Khuê – lại là tâm điểm sự chú ý

Danh sách Top 10 Sao Khuê 2021 gồm:

1. akaAT Studio - Công cụ kiểm thử tự động đa nền tảng của Công ty TNHH Phần mềm FPT

2. akaMES - Nền tảng chuyển đổi số sản xuất của Công ty TNHH Phần mềm FPT

3. Hệ thống Lưu ký và Giám sát chứng khoán của Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Việt Nam

4. Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

5. Nền tảng Quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov của Công ty Cổ phần MISA

6. Nền tảng quảng cáo Cốc Cốc của Công ty TNHH Cốc Cốc

7. Phần mềm quản trị doanh nghiệp BRAVO 8R2 (ERP-VN) của Công ty CP Phần mềm BRAVO

8. Thiết bị giám sát và hệ thống quản lý tàu thuyền (S-TRACKING) của Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel

9. Ứng dụng Ngân hàng số VietinBank của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

10. Ứng dụng Sacombank Pay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Có thể bạn quan tâm