Công ty Thời trang YODY bị xử phạt vì vi phạm về nhãn hãng hóa

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Tĩnh vừa có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Thời trang YODY 17,5 triệu đồng vì có hành vi kinh doanh vi phạm về nhãn hãng hóa.

Thông tin từ Cục QLTT Hà Tĩnh cho biết, ngày 22/9, Đội QLTT số 3 của tỉnh này đã tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh YODY Hương Khê - Công ty cổ phần Thời trang YODY Chi nhánh Hà Tĩnh tại số 376 Trần Phú (thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) do ông Nguyễn Trần Tiến làm đại diện theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại đây đang bày bán 119 chiếc quần jean nữ, tổng giá trị là 58.481.000 đồng. Toàn bộ số hàng hóa trên do Việt Nam sản xuất và có hóa đơn chứng từ đầy đủ nhưng vi phạm quy định về nhãn hàng hóa.

Sau đó, Đội QLTT số 3 đã lập hồ sơ vi phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 17,5 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Thời trang YODY – Chi nhánh Hà Tĩnh.

Lực lượng QLTT tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra điểm kinh doanh YODY Hương Khê - Công ty cổ phần Thời trang YODY Chi nhánh Hà Tĩnh
Lực lượng QLTT tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra điểm kinh doanh YODY Hương Khê - Công ty cổ phần Thời trang YODY Chi nhánh Hà Tĩnh

Tại Lai Châu, qua nắm thông tin theo dõi và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chiều ngày 21/9/2021 tại thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, Đội QLTT số 2, Cục QLTT Lai Châu phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu tiến hành khám phương tiện mang BKS: 26H-00.265 do ông Lò Văn Nhất điều khiển - kiêm chủ hàng, địa chỉ: Xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Ở thời điểm khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên thùng xe có 230 tấm vải thổ cẩm, ông Nhất không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Qua kiểm tra trên sản phẩm không có nhãn để căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất.

Đội QLTT số 2 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lò Văn Nhất với tổng số tiền xử phạt 13.200.000 đồng, trong đó phạt hành chính là 4.000.000 đồng và tịch thu hàng hoá trị giá 9.200.000 đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.