Cuối năm, Ngân hàng ráo riết thu hồi nợ xấu

Vừa qua, nhiều ngân hàng đã rao bán tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu có giá trị hàng nghìn tỷ đồng, nhằm thu hồi lại nợ gốc và lãi vay.
Cuối năm, Ngân hàng ráo riết thu hồi nợ xấu

Mới đây nhất là Sacombank vừa rao bán một loạt bất động sản để xử lý nợ, trong đó có 4 khối bất động sản giá trị lên tới 20.678 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án Khu công nghiệp Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) có giá khởi điểm 7.600 tỷ; Dự án khu nhà ở tiểu khu 3 - khu dân cư Bình Trị Đông giá khởi điểm 6.698 tỷ; Dự án khu dân cư phường Bình Thủy (TP. Cần Thơ) giá 4.565 tỷ; Dự án khu nhà ở phường Long Bình, quận 9, TP.HCM giá chào bán 1.815 tỷ đồng.

Đáng chú ý nhất là dự án Khu công nghiệp Phong Phú là một dự án từng thuộc sở hữu của BCCI, doanh nghiệp bất động sản mà ông Trầm Bê từng là Phó Chủ tịch nhiều năm. Dự án sau đó được chuyển nhượng sang một công ty khác cũng có liên quan tới ông Trầm Bê: CTCP Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic).

Ngoài ra, trong lần rao bán này, có nhiều khu đất giá trị tại trung tâm TP.HCM như lô số 61-63A Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) có diện tích 800 m2, giá khởi điểm lên tới 811 tỷ đồng. Tương đương hơn 1 tỷ đồng/m2. Hay lô đất 270 m2 tại quận 3 có giá khởi điểm 227 triệu đồng/m2; lô đất tại dự án 391-393-395-397 Trần Hưng Đạo, quận 1 có giá tương đương gần 265 triệu đồng/m2…

Trước đó, Sacombank cũng đấu giá thành công khối tài sản gần 10.000 tỷ đồng, với tổng giá trị chuyển nhượng 9.200 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Him Lam. Trong đó, Sacombank mới thu về 920 tỷ tiền mặt, đây là khoản tiền đặt cọc vào ngày ký hợp đồng. Còn 8.280 tỷ đồng sẽ được phía đối tác trả chậm trong vòng 7 năm từ ngày ký hợp đồng vào ngày 29/12/2017, với ân hạn 2 năm đầu và phí trả chậm 7,5% mỗi năm. 

Ngoài Sacombank, vừa qua, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) gần đây cũng liên tục đưa ra các thông báo rao bán tài sản cũng như các khoản nợ 2.378 tỷ đồng đi kèm số tài sản của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Tài.

Agribank và Agribank AMC trong tháng 9 này sẽ có hơn 10 đợt đấu giá tài sản với tổng giá trị chào bán khởi điểm hơn 470 tỷ đồng.

Vietinbank cũng vừa chào bán khoản nợ 74 tỷ đồng của một công ty do Shark Vương từng làm chủ tịch; khoản nợ 111 tỷ đồng của Công ty cổ phần Thương mại NEM với tài sản đảm bảo là toàn bộ hàng tồn kho của công ty (hàng thời trang, quần áo, đầm bầu…) với giá trị gần 34 tỷ đồng…

Trong nửa đầu năm 2018, ngành ngân hàng đã xử lý xong 58.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu là nợ tự xử lý.

>> Sốt ruột với “chợ” nợ xấu ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…