Đại án OceanBank: Người xin đi tù thay vợ, kẻ muốn con nối nghiệp cha

Trong khi các bị cáo trong đại án OceanBank nói lời sau cùng, có bị cáo xin được đi tù thay cho vợ khi cả hai cùng là bị cáo; có bị cáo vẫn một mực tin mình trong sạch và muốn các con theo nghiệp ngân
Đại án OceanBank: Người xin đi tù thay vợ, kẻ muốn con nối nghiệp cha

Trong số 51 bị cáo trong vụ án này, có hai bị cáo là vợ chồng, đó là Ngô Hải Nam, nguyên Giám đốc OceanBank Chi nhánh Quảng Ninh, và Nguyễn Thị Nga, nguyên Giám đốc khối Kế toán của OceanBank.

Cả hai vợ chồng Ngô Hải Nam – Nguyễn Thị Nga đều có nguy cơ phải ngồi tù vì tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 165 BLHS. Viện Kiểm sát cũng đã đề nghị xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho cả hai.

Chiều 24/09, khi được HĐXX cho nói lời sau cùng, nguyên GĐ Chi nhánh Quảng Ninh Ngô Hải Nam tha thiết xin HĐXX gộp hình phạt của cả hai vợ chồng để mình bị cáo phải gánh chịu.

“Một lần cuối từ đáy lòng mình, bị cáo tha thiết hưởng đặc ân, đó là nếu HĐXX xét thấy 2 vợ chồng bị cáo là có tội, thì kính mong HĐXX cộng hình phạt của 2 vợ chồng cho bị cáo, để vợ bị cáo có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy 2 con, và cũng tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện một phần trách nhiệm của người cha, người chồng trong gia đình. Bị cáo nghĩ rằng đây cũng là nguyện vọng của 2 con bị cáo, là lời cầu xin của 2 con bị cáo gửi đến HĐXX, mong HĐXX minh xét”.

Nguyên Trưởng Ban Kế toán OceanBank Nguyễn Thị Nga.
Nguyên Trưởng Ban Kế toán OceanBank Nguyễn Thị Nga.

Gia đình nhỏ của bị cáo Ngô Hải Nam – Nguyễn Thị Nga có hai con gái, 9 tuổi và 12 tuổi. Trong 8 năm làm Giám đốc Chi nhánh Quảng Ninh, bị cáo Nam phải xa nhà nên không có điều kiện chăm sóc cho gia đình. Đó cũng là nỗi khổ tâm của bị cáo. Trước bi kịch cả gia đình phải gánh chịu, bị cáo Ngô Hải Nam nói:

“Gia đình bị cáo rất hoang mang vì bi kịch này. Bản thân hai vợ chồng bị cáo từ ngày bị khởi tố đến nay như trở thành đứa trẻ lên 3, rất hay khóc hay cười”.

Ngô Hải Nam cũng tha thiết đề nghị HĐXX cảm thông với bị cáo và các đồng nghiệp, bởi các bị cáo nằm trong hoàn cảnh đặc biệt, bắt buộc phải làm khi không còn sự lựa chọn khác. Đồng thời, bị cáo cảm thấy xấu hổ khi đem nhân thân tốt đẹp của mình ra để “xin” một đặc ân từ HĐXX:

“Bị cáo cả thấy xấu hổ khi mang truyền thống gia đình và hoàn cảnh cá nhân để xin với HĐXX. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, đã được tặng thưởng nhiều huân, huy chương do Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng. Bản thân bị cáo từng được UBND tỉnh Quảng Ninh ghi nhận là Doanh nhân tiêu biểu xuất sắc”.

Sau phần trình bày của chồng, bị cáo Nguyễn Thị Nga cũng bày tỏ sự biết ơn đối với VKS khi đã có lời đề nghị xem xét giảm án cho bị cáo. Cựu Kế toán trưởng OceanBank cũng bày tỏ niềm tin đối với HĐXX về một bản án thấu tình đạt lý.

“Bị cáo có niềm tin vào HĐXX có tâm, có tầm, đánh giá được hành vi của bị cáo. Trong vòng lũ bị cáo vẫn giữ được nguyên tắc kế toán, không vi phạm những hoạt động không rõ ràng có thể tạo cơ hội chiếm đoạt cho người khác. Đây là sự nỗ lực để giữ và tránh những việc không rõ ràng trong kế toán.”

Nguyễn Thị Nga tiếp tục: “Đến tận giờ phút này bị cáo vẫn luôn có niềm tin mãnh liệt vào HĐXX, để bị cáo không bi cách ly khỏi xã hội. Bị cáo tin tưởng bị cáo sẽ có đóng góp rất lớn cho ngành kế toán, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn hội nhập, cần có sự minh bạch rõ ràng. Các con thơ và bố mẹ già của bị cáo mong vào sự công minh của HĐXX”.

Nguyên GĐ OceanBank CN Sài Gòn Nguyễn Quốc Chiến.
Nguyên GĐ OceanBank CN Sài Gòn Nguyễn Quốc Chiến.

Một cựu Giám đốc khác cũng để lại ấn tượng mạnh với những người có mặt bằng những lời nói sau cùng. Bị cáo Nguyễn Quốc Chiến, nguyên Giám đốc OceanBank Chi nhánh Sài Gòn, đã gửi đến mẹ già lời nhắn nhủ.

“Thưa mẹ, con biết rằng mẹ đang theo dõi con. Con luôn nghĩ rằng đây là rủi ro nghề nghiệp và con không phải xấu hố về những việc mình đã làm, mong ba mẹ hiểu cho con. Nếu con của con có nguyện vọng đi làm ngân hàng, con cũng sẽ hướng cho các cháu theo ngành ngân hàng. Xin mẹ giữ vững niềm tin và sức khỏe để đón nhận phán quyết cuối cùng từ HĐXX.”

Trước đó, trong phần tự bào chữa của mình vào ngày 19/09, Nguyễn Quốc Chiến khóc như một đứa trẻ:

“Tôi đã ly hôn, nhưng với trách nhiệm của người làm cha, tôi phải có trách nhiệm chu cấp cho con. Hơn tất cả, đó là trách nhiệm về tinh thần, nếu cách ly tôi khỏi xã hội thì hậu quả của con cái sẽ như thế nào. Thật đau xót khi tôi phải đưa con ra để làm tình tiết giảm nhẹ".

Trước khi kết thúc lời nói sau cùng, cựu Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn không quên gửi đến HĐXX lời “nói hộ” của mình cho các lãnh đạo một thời của OceanBank:

“Xin HĐXX xem xét thỉnh cầu của anh Thắm, anh Sơn, và chị Thu, để có khoan hồng cho các hành vi của các anh chị. Các anh chị chưa được hưởng tình tiết nào để giảm án. Các anh chị đã đóng góp nhiều vào bộ khung của OceanBank, đóng góp nhiều cho sự phát triển của xã hội và đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động.”

Cuối cùng, Nguyễn Quốc Chiến xin HĐXX xem xét cho trường hợp của hai vợ chồng Ngô Hải Nam – Nguyễn Thị Nga.

Theo Infonet.vn

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…