Danh tính ai đừng đằng sau Núi Pháo?

Cùng nhìn lại những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau “siêu dự án” Núi Pháo. Năm 2010, quỹ đầu tư Dragon Capital ngậm ngùi rời khỏi dự án Núi Pháo một cách khá chóng vánh trong khi chỉ mới một năm t
Danh tính ai đừng đằng sau Núi Pháo?

Cùng nhìn lại những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau “siêu dự án” Núi Pháo.

Năm 2010, quỹ đầu tư Dragon Capital ngậm ngùi rời khỏi dự án Núi Pháo một cách khá chóng vánh trong khi chỉ mới một năm trước đó, quỹ ngoại này còn bị đối tác Việt Nam tố cáo là có âm mưu thâu tóm toàn bộ dự án Núi Pháo thông qua đề xuất tăng vốn điều lệ vượt quá khả năng tài chính của đối tác Việt Nam.Cái tên thay thế Dragon Capital, thật bất ngờ, lại là một doanh nghiệp nổi danh trong ngành thực phẩm Việt Nam nhưng chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong ngành khai khoáng: Tập đoàn Masan.Rất nhanh chóng, một pháp nhân đầu mối đảm nhiệm toàn bộ hoạt động liên quan đến “siêu dự án” Núi Pháo được Masan thành lập và mang tên CTCP Tài nguyên Masan (Masan Resources). Năm 2015, Masan Resources chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đồng thời trở thành công ty khoáng sản tư nhân lớn nhất Việt Nam.Hãy cùng điểm lại những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau “kho báu quốc gia” mang tên Núi Pháo này và mối liên hệ của họ với “siêu dự án” Núi Pháo.Ông Nguyễn Đăng Quang và Tập đoàn MasanNhắc đến Núi Pháo là nhắc đến Masan, và nhắc đến Masan là nhắc đến ông Nguyễn Đăng Quang. Ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn Masan.
Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT của CTCP Tập đoàn MasanKhá bất ngờ vì theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2016 của CTCP Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Đăng Quang chỉ sở hữu vỏn vẹn 10 cổ phiếu MSN. Tất nhiên là người đàn ông này vẫn kiểm soát Masan nói chung và dự án Núi Pháo nói riêng, nhưng theo cách khác.Ông Nguyễn Đăng Quang đang là Chủ tịch HĐQT của CTCP Masan. Đây là cổ đông lớn nhất của CTCP Tập đoàn Masan, hiện đang sở hữu 32,13% tổng số cổ phiếu của tập đoàn này. Không những thế, CTCP Masan còn là doanh nghiệp sở hữu 100% Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương – đơn vị hiện đang là cổ đông lớn thứ 2 của CTCP Tập đoàn Masan với tỷ lệ sở hữu 13,2%. Như vậy, tính cả 2 công ty này thì ông Nguyễn Đăng Quang đang kiểm soát tổng cộng 46,33% cổ phần của CTCP Tập đoàn Masan.Ngoài ra, bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ của ông Nguyễn Đăng Quang hiện cũng đang sở hữu một lượng lớn cổ phiếu MSN, tương đương với tỷ lệ sở hữu 3,74%. Nếu tính thêm lượng cổ phiếu này thì ông Nguyễn Đăng Quang đang kiểm soát tổng cộng 50,07% cổ phần của CTCP Tập đoàn Masan.Để kiểm soát dự án Núi Pháo, Tập đoàn Masan lại thành lập một công ty khác mang tên CTCP Tầm nhìn Masan (Masan Horizon) với tỷ lệ sở hữu 99,9%. Masan Horizon lại là đơn vị sở hữu 72,74% cổ phần của Masan Resources. Masan Resources là đơn vị đầu mối quản lý dự án Núi Pháo thông qua 4 công ty con là: Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên (sở hữu 100%), Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư Thái Nguyên (sở hữu 100%), Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (sở hữu 100%) và Công ty TNHH Tinh luyện vonfram Núi Pháo – H.C.Starck (sở hữu 51%).Ông Hồ Hùng Anh và Ngân hàng TechcombankNhắc đến ông Nguyễn Đăng Quang thì không thể không nhắc đến ông Hồ Hùng Anh. Đây là bộ đôi doanh nhân nổi tiếng ngay từ thời họ còn ở Đông Âu. Ông Hồ Hùng Anh hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TechcombankNgoài việc đứng sau dự án Núi Pháo thông qua cương vị Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Masan – cổ đông lớn nhất của CTCP Tập đoàn Masan, ông Hồ Hùng Anh và Ngân hàng Techcombank còn có mối quan hệ với dự án Núi Pháo thông qua các khoản vay tín dụng.Theo báo cáo tài chính quý II/2016 của Ngân hàng Techcombank thì Techcombank hiện đang cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo vay tổng số tiền là 1.417 tỷ đồng tính đến hết ngày 30/06/2016. Chỉ tính riêng khoản tín dụng này đã chiếm tới 54% tổng giá trị các khoản vay ngân hàng của Masan Resources.
Techcombank đang cho Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo vay tổng cộng 1.417 tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016Hiện chưa biết ngoài cho vay tín dụng, Techcombank còn có mua trái phiếu của Masan hay không vì cả báo cáo tài chính của cả Tập đoàn Masan và Masan Resources đều không tiết lộ cụ thể chủ nợ, kể cả đối với các khoản vay ngân hàng.Mối liên hệ của Techcombank với Masan Resources nói chung và dự án Núi Pháo nói riêng còn được thể hiện qua mối quan hệ gián tiếp với Tập đoàn Masan. Tập đoàn Masan hiện đang là cổ đông lớn của Techcombank khi sở hữu 15% tổng số cổ phần của ngân hàng này. Ông Nguyễn Đăng Quang vừa là Phó Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Techcombank, lại vừa là Chủ tịch HĐQT của Masan Resources.Ông Jonathan David Fiorello và MRC Ltd.Ngoài Tập đoàn Masan thì Masan Resources còn có một cổ đông lớn nữa nắm trong tay không ít cổ phần của công ty này, đó là công ty MRC Ltd. MRC Ltd là công ty con của Công ty quản lý quỹ Mount Kellett.MRC Ltd hiện đang nắm giữ 20,038% tổng số cổ phần của Masan Resources. Người đại diện số cổ phần này cho MRC Ltd là ông Jonathan David Fiorello. Ông đồng thời cũng là Giám đốc của MRC Ltd. Được biết, ông Jonathan David Fiorello hiện đang đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT tại Masan Resources.Theo thống kê thì ông Jonathan David Fiorello là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2015, đồng thời, ông cũng được mệnh danh là người nước ngoài giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Danh hiệu “mỹ miều” đó cũng là đến từ việc ông là đại diện cho 20,038% cổ phần của MRC Ltd tại Masan Resources, tương đương với trị giá ở thời điểm hiện tại khoảng 1.700 tỷ đồng.

Kình Dương/VNF

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…