ĐBQH Nguyễn Quang Huân: Phát triển xanh đặc biệt chú trọng Năng lượng tái tạo và An ninh nguồn nước

Năng lượng tái tạo hay năng lượng sạch hoàn toàn được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục, có thể coi là vô hạn… Tuy còn khá mới nhưng đây lại là nguồn năng lượng mang đến những chuyển biến tích cực trong tương lai.

Trái ngược với nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo đang nhanh chóng lan rộng ở cả quy mô lớn và nhỏ, dần thay thế cho các nguồn nhiên liệu truyền thống các lĩnh vực quan trọng của đời sống.

Tiềm năng lớn

Với ưu điểm là nguồn năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm nên rất thân thiện với môi trường và không lo cạn kiệt; năng lượng tái tạo mang đến nhiều ứng dụng hữu ích và điển hình là ưu điểm tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam.

Tuy nhiên, do có chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém bởi phải xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại và tiên tiến; thêm vào đó là tính ổn định thấp và thường chịu tác động từ các tác nhân gây ảnh hưởng đến hiệu suất lao động nên việc sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Đánh giá về ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện nay, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho biết, năng lượng tái tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng của nước ta. Trong những năm gần đây, nhờ các cơ chế khuyến khích của Chính phủ mà năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.

Năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường, giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, là phương tiện hiệu quả nhất để đạt “phát thải ròng bằng không” vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã cam kết trong Hội nghị chống biến đổi khí hậu COP26.

Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn và dư địa phát triển rất dồi dào. Đã có nhiều dự án năng lượng mặt trời ở các tỉnh miền Trung và phía Nam được thực hiện thành công. Ngoài năng lượng mặt trời, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng gió khi sở hữu đường bờ biển dài và tốc độ gió trên bờ khoảng 6m/s. Tốc độ gió ngoài khơi còn cao hơn. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều rào cản về pháp lý, kỹ thuật, kinh phí... nên phát triển điện gió và điện mặt trời đang có những bước tiến khá chậm.

Về những vướng mắc chính sách cho ngành năng lượng tái tạo, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân chia sẻ, một trong những “nút thắt” chính sách là Quy hoạch điện VIII. Nếu Quy hoạch điện VIII chưa được phê duyệt sẽ là nút thắt đầu tiên cản trở các chính sách tiếp theo.

Do đó, cần có hướng dẫn về chính sách giá, cũng như hướng dẫn quy trình đấu thầu để các nhà đầu tư có thể nắm rõ khi giá FIT không được áp dụng hay về một số vấn đề khác như lộ trình phát triển công nghệ cho ngành điện. Trong khi đó, điện rác với Việt Nam còn khá mới, các địa phương hầu như lúng túng trong lựa chọn công nghệ và thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; thậm chí, các bộ, ngành chưa có hướng dẫn cụ thể liên quan đến vấn đề này.

Mũi nhọn: năng lượng tái tạo và an ninh nguồn nước

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại quyết định số 2068/QĐ-TTg đã xác định, khuyến khích huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XII cũng nhấn mạnh: Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Vì thế các cơ quan quản lý Nhà nước cần khẩn trương ban hành các chính sách đồng bộ, dài hạn để cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển xanh, phát triển bền vững, nhanh chóng đưa các chính sách này vào thực tế đời sống kinh tế, xã hội.

Về an ninh nguồn nước, theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Việt Nam có nguồn nước dồi dào, nhưng có tới 70% nguồn nước bắt nguồn từ nước ngoài và không chủ động được nguồn nước đó. Các vấn đề môi trường, về ô nhiễm nguồn nước cũng đang là những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội khi nước xả thải tại các khu công nghiệp; nước thải sinh hoạt hiện nay không được thu gom và xử lý đúng cách. Chỉ có 12-15% lượng nước thải đổ ra sông, ra biển được xử lý, dẫn tới nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, và ô nhiễm đất ngày càng cao.

Hiện nay, Việt Nam sử dụng đến 81% lượng nước phục vụ cho nông nghiệp, 11% cho nuôi trồng thủy, hải sản, chỉ khoảng 3% nước dùng sinh hoạt và 5% dùng cho công nghiệp và các mục đích khác. Việc quản lý nước dùng trong sản xuất nông nghiệp chưa thật hiệu quả. Các hệ thống tưới tiêu, các hồ thủy lợi không được bảo trì, bảo hành thường xuyên thì việc hạn chế lũ lụt trong mùa mưa hay cứu hạn trong mùa khô sẽ khó đáp ứng được. 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân cho rằng, bảo vệ môi trường song hành với phát triển kinh tế chính là phát triển xanh với hai mũi nhọn là Năng lượng tái tạo và An ninh nguồn nước. (Ảnh: Int)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân cho rằng, bảo vệ môi trường song hành với phát triển kinh tế chính là phát triển xanh với hai mũi nhọn là Năng lượng tái tạo và An ninh nguồn nước. (Ảnh: Int)

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nếu dùng nước lãng phí như hiện nay và không bảo vệ nguồn nước thì tới năm 2030 hoặc năm 2035, nước ta có nguy cơ sẽ tổn thất 6% GDP/năm để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước và có nguy cơ không đủ nước sạch cho phát triển kinh tế và đời sống dân sinh.

Những năm gần đây, hiện tượng lũ lụt, hạn hán xảy ra tại Việt Nam với tần suất nhiều hơn. Khi tần suất thiên tai tăng lên thì con người mới nhìn thấy sự nguy hại của việc dùng nước không hiệu quả. Và khi an ninh nguồn nước không được quan tâm đúng mức thì sẽ tác động tới rất nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Đất nước sẽ không thể phát triển bền vững nếu không đảm bảo an ninh nguồn nước.

Như vậy, để phát triển bền vững thì ngoài phát triển kinh tế thì phải phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường song hành với phát triển kinh tế chính là phát triển xanh với hai mũi nhọn là Năng lượng tái tạo và An ninh nguồn nước. Đây cũng chính nội dung được đề cập trong “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” đã được Chính phủ ban hành ngày 1/10/2021 vừa qua, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân kết luận.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…