Đến năm 2030, sẽ có trên 5.000 HTX ứng dụng công nghệ cao

Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.
Đến năm 2030, sẽ có trên 5.000 HTX ứng dụng công nghệ cao

Dự thảo đặt mục tiêu phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, không ngừng nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống thành viên.

Dự thảo cũng nêu rõ, phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, 45 nghìn hợp tác xã, 340 Liên hiệp Hợp tác xã, với 2 triệu thành viên tổ hợp tác, 8 triệu thành viên hợp tác xã, 1.700 hợp tác xã thành viên của Liên hiệp Hợp tác xã. Thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp để phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp là: Phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực trồng trọt (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, mía đường..), chăn nuôi (bò sữa, đại gia súc, lợn, gia cầm các loại), lâm nghiệp, thủy sản (nuôi trồng, khai thác), diêm nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển các sản phẩm chủ lực tại địa phương ...

Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ là: Chú trọng hướng dẫn xây dựng các hợp tác xã dịch vụ công nghiệp ở các làng nghề, tại các cụm công nghiệp nông thôn, tạo tiền đề cho việc hình thành, phát triển các làng nghề mới. Giúp đỡ các hợp tác xã hiện đại hoá trang thiết bị, đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất định hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo vùng, lãnh thổ gồm: Vùng Trung du và miền núi phía bắc; Vùng Đồng bằng sông Hồng; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vùng Tây Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Về giải pháp thực hiện, các bộ, ngành, hiệp hội Trung ương và địa phương tập trung vào nhóm giải pháp sau:

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã;

2. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách;

3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong phát triển hợp tác xã;

4. Đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã;

5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

6. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã...

Xem thêm

Bổ sung các quan điểm mới về kinh tế tập thể

Bổ sung các quan điểm mới về kinh tế tập thể

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị bổ sung các ý nghĩa của kinh tế tập thể đối với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN, có tác động quan trọng tới chính sách xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…