ĐHCĐ năm 2021: SeABank tiếp tục tăng vốn 16.598 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 40%

Ngày 23/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank – mã: SSB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 40% và tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng.
ĐHCĐ năm 2021: SeABank tiếp tục tăng vốn 16.598 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 40%

Lợi nhuận tăng mạnh

Mặc dù trải qua năm 2020 đầy biến động dưới sự tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 song kết thúc năm tài chính 2020, SeABank đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh với kết quả khả quan: Lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020; Tổng tài sản 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5%; Tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%; Tổng huy động thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%; Doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng.

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 47,5%; Hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0,81% và 11,06%; Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,86%. SeABank là ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn, được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 năm 2020.

Do đó, ĐHCĐ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mức tăng trưởng khả quan, cụ thể: tổng tài sản tăng 10% đạt 198.229 tỷ đồng; Huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,7% đạt 124.277 tỷ đồng; Dư nợ cho vay khách hàng tăng 13% đạt 122.978 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 2.414 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,76%.

Kết thúc quý I/2021, SeABank đã đạt lợi nhuận trước thuế đạt 698,3 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tổng tài sản đạt 184.302 tỷ đồng, tăng 24%; Tiền gửi khách hàng đạt 115.198 tỷ đồng, tăng 16,8%; Cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng. Bên cạnh đó Tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh (TOI) của Ngân hàng cũng đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 48% và Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 40,8% so với mức 52,9% cùng kỳ năm 2020.

Tiếp tục tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính 

Về kế hoạch tăng vốn, ĐHCĐ đã nhất trí bổ sung phương án Phát hành thêm 136.000.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên mức 16.598 tỷ đồng.

Cụ thể, phát hành 110.244.161 cổ phiếu (tỷ lệ 9,12%) để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông; phát hành 136.000.000 cổ phiếu (tỷ lệ 11,25%) cho cổ đông hiện hữu; Phát hành 23.500.000 cổ phiếu ESOP... Đồng thời, SeABank dự kiến phát hành tối đa 181.311.631 cổ phiếu theo hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức/cá nhân trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, đủ điều kiện trở thành cổ đông của Ngân hàng.

Việc tăng vốn điều lệ giúp SeABank tăng năng lực tài chính để mở rộng và phát triển mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng, đồng thời giúp SeABank đứng vững trước những biến động của thị trường.

Đại hội đã bầu thêm thành viên HĐQT độc lập và bầu thay thế thành viên BKS nhằm tăng cường năng lực hoạt động cho HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2018-2023. Theo đó, HĐQT nhiệm kỳ 2018 - 2023 gồm 8 thành viên và bầu bổ sung 1 thành viên độc lập HĐQT là ông Faussier Loic Michel Marc - thạc sỹ tài chính Đại học Paris Dauphine (Pháp), có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tại chính ngân hàng, quản trị rủi ro, tư vấn tài chính tại các tổ chức tài chính quốc tế như Citibank, HSBC.

Đại hội cũng đã thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính SeABank về địa chỉ: số 198 Trần Quang Khải, P.Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng môi trường làm việc, mang đến không gian hiện đại, chuyên nghiệp và tân tiến.

Xem thêm

SeABank ký kết hợp tác với 4 đối tác chiến lược

SeABank ký kết hợp tác với 4 đối tác chiến lược

Ngày 24/1, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã ký kết hợp tác chiến lược với 4 đối tác lớn trong các lĩnh vực tư vấn chiến lược nhân sự, phát triển năng lực lãnh đạo, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...