Diễn đàn Doanh nghiệp VACOD - Bến Tre: Đồng hành nắm bắt xu thế mới, thúc đẩy “kinh tế xanh”

Bối cảnh kinh tế mới với nhiều thách thức đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu…

ben-tre-2.jpg
“Diễn đàn Doanh nghiệp VACOD - Bến Tre về hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững” với sự tham gia của hơn 350 doanh nghiệp khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam

Chiều 12/10, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức “Diễn đàn Doanh nghiệp VACOD - Bến Tre về hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững” với mong muốn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong cả nước có cơ hội về với Bến Tre tìm hiểu, kết nối trực tiếp, nắm bắt được những cơ chế chính sách mở cửa của tỉnh góp phần hướng tới hợp tác xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng xanh, bền vững.

Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, TS.Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn về kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Bà Trần Thị Thanh Lam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, TS.Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; TS.Trần Du Lịch, nguyên Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, nguyên thành viên Tổ tư vấn về Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ; Ông Nguyễn Xuân Bắc, Phó Vụ Trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng nhà nước Việt Nam;

ben-tre-3.jpg
TS.Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD và ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cùng các đại biểu tham quan gian hàng của các doanh nghiệp tại Diễn đàn

Về phía lãnh đạo tỉnh Bến Tre có bà Hồ Thị Hoàng Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - phụ trách Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre; Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Ông Nguyễn Trúc Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre; Ông Nguyễn Minh Cảnh, Uỷ viên Ban chấp hành Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre cùng lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh.

Các đại biểu dự Diễn đàn. Từ trái qua phải: Bà Hồ Thị Hoàng Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - phụ trách Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre; Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; TS.Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA; Ông Nguyễn Trúc Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre; Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre
Các đại biểu dự Diễn đàn. Từ trái qua phải: Bà Hồ Thị Hoàng Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - phụ trách Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre; Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre; TS.Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA; Ông Nguyễn Trúc Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre; Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre

Về phía lãnh đạo các Hiệp hội có: Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bến Tre; Ông Đinh Văn Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam; Ông Nguyễn Tường Nam. Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Long; Bà Nguyễn Thị Tốt. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cần Thơ; Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang; Ông Lương Nguyễn Duy Thông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp; Ông Dương Giải Phóng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh; Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang; Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA)…

vacod-e.jpg
Các Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD

Về phía Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD có TS.Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội - HBA; Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực VACOD và các Phó Chủ tịch gồm: Ông Trần Khắc Tâm (ông Tâm cũng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng); Ông Hồ Quỳnh Hưng.

ben-tre-1.jpg
Đông đảo doanh nhân từ ba miền Bắc - Trung - Nam tham dự Diễn đàn

Đặc biệt là sự có mặt của hơn 350 doanh nhân từ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng quy tụ về Bến Tre để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, du lịch…

THÁCH THỨC TỪ XU THẾ MỚI

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết: Bến Tre là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều thế mạnh về kinh tế biển và kinh tế vườn kết hợp với tiềm năng du lịch, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có tay nghề…

ben-tre-7.jpg
Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre

Hiện Bến Tre được mệnh danh là xứ sở Dừa tại Việt Nam với diện tích khoảng 77.000ha, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến dừa với hơn 40 sản phẩm từ dừa được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Bến Tre cũng được biết đến là “Vương quốc cây trái, hoa kiểng và cây giống” với những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn - Chợ Lách…

Đặc biệt, với định hướng phát triển về hướng Đông - hướng ra biển, Bến Tre sẽ có nhiều tiềm năng phát triển về điện gió, năng lượng sạch, phát triển các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, phát triển cảng biển, logistics, du lịch ven biển…

Việc sở hữu hơn 65km bờ biển và hơn 47.000ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 500.000 tấn/năm, Bến Tre đủ sức đáp ứng nhu cầu cho chế biến thủy hải sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

vacod-a.jpg
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp VACOD - Bến Tre về hỗ trợ thúc đẩy Bến Tre về hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

“Đây cũng chính là hai lĩnh vực quan trọng nhất mà tỉnh Bến Tre đang ưu tiên mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Trần Ngọc Tam khẳng định và cho biết: Bến Tre luôn nỗ lực kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng với Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm tốt trong nhiều năm liền, riêng năm 2022, duy trì ở vị trí 13/63 tỉnh thành. tỉnh cũng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường, xúc tiến thương mại, du lịch giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế.

ben-tre-8.jpg
TS.Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA

Phát biểu tại diễn đàn, TS.Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD cũng nhấn mạnh: Bến Tre có nhiều lợi thế trong giao thương, với 65km đường bờ biển, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, phân bố một cách hài hòa, hợp lý giữa các cù lao, những dải rừng ngập mặn ở ven biển, là tiềm năng vô cùng to lớn để Bến Tre phát triển kinh tế biển, ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Trong những năm qua, tỉnh Bến Tre đã đạt được những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội đáng ghi nhận.

vacod-b.jpg
Các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại Diễn đàn

Tuy nhiên, nhận định chung về tình hình kinh tế hiện nay, TS.Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, thị trường trong nước và thế giới vẫn đang đối mặt với ngày càng nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, sự dịch chuyển chuỗi giá trị, yêu cầu của đối tác, thị trường theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững, xu hướng kinh tế xanh, kinh tế số, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); vấn đề thuế các-bon, công cụ kiểm chứng các-bon được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới...

“Những thách thức này đang đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Bến Tre nói riêng cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”, TS.Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh và cho biết: Đây cũng chính là lý do mà VACOD phối hợp với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Diễn đàn để các doanh nghiệp về Bến Tre cùng giao lưu, tìm hiểu, kết nối trực tiếp, nắm bắt được những cơ chế chính sách mở cửa của tỉnh góp phần hướng tới hợp tác xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng xanh - bền vững.

Các sản phẩm nông sản, đặc biệt là sầu riêng của Công ty Chánh Thu
Các sản phẩm nông sản, đặc biệt là sầu riêng của Công ty Chánh Thu

Đặc biệt thông qua những cam kết, chia sẻ của lãnh đạo tỉnh Bến Tre cùng những chủ đề tham luận như: “Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trong thời gian tới”; “Dòng chảy “xanh” trong sản phẩm của doanh nghiệp bền vững”; "Chính sách tiền tệ và tỷ giá tác động đến Doanh nghiệp trong ngắn hạn – trung hạn và dài hạn” đến từ các chuyên gia kinh tế và thảo luận đóng góp ý kiến của doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có góc nhìn đa chiều và hiểu biết cụ thể hơn về định hướng phát triển, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh hiện tại và trong thời gian tới.

BA MŨI NHỌN CỦA KINH TẾ XANH BẾN TRE

Cùng chung nhận định với ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre và TS.Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD, các chuyên gia kinh tế gồm PGS.TS.Trần Đình Thiên, TS.Nguyễn Đức Kiên, TS.Trương Văn Phước, TS.Trần Du Lịch, bà Vũ Kim Hạnh trong các bài tham luận và phần tọa đàm đều khẳng định: Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức vì đây là tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

ben-tre-5.jpg
Các chuyên gia kinh tế trong phần tọa đàm, kết nối giao thương

Theo PGS.TS.Trần Đình Thiên, trước những ảnh hưởng đang thấy rõ của biến đổi khí hậu, việc cấp bách của Bến Tre là giữ được “đất” và “nước” theo đúng nghĩa đen của hai từ này. Hiện nay việc sạt lở và xâm nhập mặn là những thách thức cho phát triển bền vững của không chỉ Bến Tre mà cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Tương tự, TS.Trần Du Lịch cũng cho rằng, Bến Tre đang gặp thách thức lớn trong biến đổi khí hậu, dẫn đến việc thiếu nước ngọt và mặn xâm nhập… Chính vì vậy, theo TS.Trần Du Lịch, Bến Tre không thể phát triển theo mô hình kinh tế của các tỉnh Đông Nam Bộ mà phải lựa chọn phát triển kinh tế xanh, kinh tế số. “Nếu doanh nghiệp không xanh hóa sản xuất kinh doanh sẽ không còn chỗ đứng trên thế giới”, TS.Trần Du Lịch khẳng định và kiến nghị Bến Tre nên tiên phong trong việc phát triển kinh tế xanh.

vacod-c.jpg
Các sản phẩm từ dừa đặc trưng của tỉnh Bến Tre

Trước những chia sẻ của các chuyên gia, ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Văn Đức, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, cho biết: Trong những năm qua, lãnh đạo tỉnh Bến Tre và cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã xác định và dần chuyển dịch đầu tư sản xuất, kinh doanh theo 3 hướng mũi nhọn theo hướng xanh bền vững gồm: Kinh tế dừa – Kinh tế biển, thủy sản và kinh tế du lịch.

Lấy ví dụ từ nền kinh tế dừa, vị Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre (Beinco) khẳng định: “Sản phẩm Organic (hữu cơ) là xu hướng của người tiêu dùng cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, châu Mỹ và châu Á. Xu hướng này không thể thay đổi được. Do đó, bất kể doanh nghiệp nào sản xuất thực phẩm muốn phát triển bền vững đều cần quan tâm xây dựng và phát triển sản phẩm hữu cơ.

Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu tại Diễn đàn rất phong phú, đa dạng
Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu tại Diễn đàn rất phong phú, đa dạng

Ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre, chia sẻ: Trước những khó khăn, thách thức hiện nay, Chính phủ đang rất quyết tâm để tháo gỡ bằng những chính sách, giải pháp để khơi thông các nguồn lực cho phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp…

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo tỉnh Bến Tre không thể đứng yên mà sẽ cùng chung tay hành động, cộng với những lợi thế vốn có của tỉnh sẽ tạo được kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm đưa Bến Tre hội nhập nhanh với kinh tế chung cả nước. Một trong những chiến lược đang được tỉnh Bến Tre ưu tiên là tập trung khai thác kinh tế theo dịch chuyển về hướng Đông, thúc đẩy phát triển và tạo hành lang kinh tế ven biển, kết nối nhanh với TP.HCM, từ đó thúc đẩy phát triển các dự án điện gió, năng lượng sạch, du lịch biển, logistics…

“Bến Tre luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tỉnh Bến Tre tìm kiếm cơ hội và hợp tác đầu tư, kinh doanh an toàn, thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Trúc Sơn khẳng định.

Chia sẻ tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch thường trực VACOD nhấn mạnh: "VACOD sẽ là cầu nối giữa Bến Tre với các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương và các nhà đầu tư, đồng hành, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp. Đặc biệt, lần này VACOD giữ trọng trách điều phối, ký kết các hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và chọn Bến Tre là tỉnh đầu tiên để đánh dấu sự hợp tác chung này".

"Với nhiệm vụ là người giữ lửa để kết nối 13 hiệp hội của Đồng bằng sông Cửu Long, sắp tới VACOD sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các tiềm năng, các thế mạnh của các doanh nghiệp của từng địa phương, trên cơ sở đó sẽ điều phối các nguồn lực, tạo nhóm lĩnh vực, ngành nghề để tạo ra nhiều cơ hội trao đổi, hợp tác, giới thiệu hàng hóa, sản phẩm, đặc sản OCOP của các vùng miền", bà Thủy cho biết.

Bên cạnh đó, VACOD sẽ cung cấp các thông tin đến các hội viên của các hiệp hội tỉnh để các doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin đó để có cơ hội kết nối, đầu tư đến Bến Tre và các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

ben-tre-6.jpg
VACOD đã ký thỏa thuận hợp tác chung với 6 Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh gồm: Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang và Tiền Giang

Tại Diễn đàn, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) đã ký thỏa thuận hợp tác chung với Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh, thành gồm: Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang và Tiền Giang với mục tiêu thường xuyên phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trên cả nước; Hợp tác, liên kết, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, quảng bá, phát triển thương hiệu, tổ chức các chương trình tọa đàm, tuyên truyền các hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của từng tổ chức. Trước đó, tại Lạng Sơn VACOD đã ký kết hợp tác với với Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh thành phố, trong đó có 3 Hiệp hội doanh nghiệp vùng ĐBSCL. Như vậy, đã có 20 Hiệp hội doanh nghiệp tham gia Hợp tác chung, trong đó có 11 Hiệp hội Doanh nghiệp vùng ĐBSCL.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…