Dự kiến xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh các điểm đến du lịch Việt Nam

Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam - TAB vừa thông tin, đơn vị này sẽ đề xuất với Chính phủ xây dựng một bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch nhằm xếp hạng và nâng cao năng lực cạnh tranh các điểm đến
Dự kiến xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh các điểm đến du lịch Việt Nam

Theo ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký TAB, việc xây dựng bộ chỉ số góp phần mong muốn cải thiện xếp hạng về năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam lên 6-10 bậc; giảm chỉ số ấn tượng không tốt của Khách du lịch quốc tế về du lịch Việt Nam từ 5-10% và tăng chỉ số của khách du lịch quốc tế quay lại du lịch Việt Nam từ 2-4%.

“Nhờ có bộ chỉ số, chúng ta sẽ biết được điểm mạnh- yếu của du lịch Việt Nam tại các điểm đến để thay đổi. TAB sẽ phối hợp với một số bên liên quan khác, các chuyên gia trong nước và quốc tế để xây dựng bộ chỉ số”- ông Hoàng Nhân Chính cho biết.

Được biết, Nghị quyết 19 của Chính phủ năm 2018 đã giao Bộ VHTTDL nghiên cứu bộ tiêu chí phát triển bền vững cho các điểm đến và nêu rõ, Việt Nam cần phải đưa ra được xếp hạng các điểm đến du lịch.

“Chúng tôi, thấy cần đưa ra vấn đề này để vừa thực hiện Nghị quyết 19 vừa cải thiện các điểm đến. Trước mắt, chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện tại 5-8 điểm đến thí điểm ở Việt Nam và đề xuất với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) báo cáo Chính phủ và ban hành chỉ số, tổ chức chấm điểm và công bố hàng năm, bắt đầu từ năm 2019. Từ đó, ban quản lý các điểm đến biết được rằng, xếp hạng của họ trong nước thì xếp hạng thứ bao nhiêu, tiếp tục cải thiện như thế nào để điểm đến được xếp hạng cao hơn nữa vào các năm sau.

Ông Hoàng Nhân Chính cũng cho biết, bộ chỉ số này sẽ học tập các bộ chỉ số khác trên thế giới và ASEAN phù hợp với xu thế chung.

Được biết, hiện nay, chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch của việt Nam năm 2017 xếp hạng 67/136 nước.

Theo bảng xếp hạng này, động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa và khả năng cạnh tranh về giá. Các điểm nghẽn Việt Nam cần khắc phục là tập trung vào tính bền vững của môi trường; các quy định lỏng lẻo; mức phát thải cao; nạn phá rừng và hạn chế xử lý nước đang làm suy giảm môi trường.

Cũng theo ông Hoàng Nhân Chính, một điểm yếu hiện nay là ngành du lịch chưa có điều tra và thống kê cụ thể để có thể tỷ lệ bao nhiêu % du khách quay trở lại.

“Đây cũng là điểm yếu mà chúng tôi cần đề xuất: 2-3 năm/lần sẽ điều tra tại các điểm đến để cải thiện được vấn đề du khách quay trở lại Việt Nam”- ông Hoàng Nhân Chính nêu.

Hiện tại TAB đang đưa ra một số ý tưởng để xây dựng bộ chỉ số: nhóm chuyên gia sẽ không riêng gì từ TAB mà từ nhiều bên như các hiệp hội về du lịch, các chuyên gia du lịch độc lập; Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL… để xây dựng một bộ chỉ số có thể áp dụng lâu dài.

Dự kiến tới giữa năm 2019 sẽ xây dựng xong bộ chỉ số để nửa cuối năm 2019 sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Theo Thái Linh/Tổ Quốc

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...