Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Trong hai ngày 2 - 3/10, Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga đã phối hợp với Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp đến từ vùng Amur (Liên bang Nga) và các doanh nghiệp Việt Nam...

Gặp gỡ doanh nghiệp Việt – Nga: Tìm kiếm cơ hội hợp tác

Mới đây, Hội Hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga đã phối hợp cùng Công ty CP Sản xuất và Thương mại Altai Sibiri tổ chức một cuộc gặp gỡ làm việc giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga. Đây là dịp để các doanh nghiệp hai nước tìm hiểu tiềm năng và cơ hội hợp tác làm ăn, thúc đẩy cán cân thương mại song phương.

Các sản phẩm từ nông nghiệp được các doanh nghiệp hai nước dành sự quan tâm đặc biệt. Liên bang Nga nói chung và tỉnh Amur (nằm ở phía Nam vùng viễn đông của Nga) nói riêng có tiềm năng to lớn trong phát triển nông nghiệp – như lời nhận xét của nữ doanh nhân Thái Hương – chủ tịch TH group, người có các dự án chăn nuôi và sản xuất bò sữa tại Liên bang Nga: "Đem lại những giá trị không giới hạn mà thế giới đang mơ ước và hướng tới - đó là nền nông nghiệp sạch hữu cơ phục vụ cho đời sống con người”.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nắng, ẩm, mưa nhiều quanh năm - những yếu tố cực kỳ thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp sạch, có nhiều sản phẩm nông sản được thế giới đánh giá cao.

Các loại hàng hóa nông sản mà các doanh nghiệp của Nga chào hàng tại Việt Nam rất được các doanh nghiệp Việt quan tâm, đáp ứng với đòi hỏi của thị trường Việt Nam: Công ty TNHH Flagman giới thiệu các loại dầu hướng dương, hạt cải, đậu nành; mật ong, bánh kẹo, cá minh thái Alaska, thực phẩm đóng hộp. Trang trại Mikhailov V.G. chào bán lúa mì mềm, lúa mạch, ngô, yến mạch và các sản phẩm từ cây họ đậu.

Công ty TNHH SOYA 28 cũng chào bán sản phẩm chính là đậu nành, lúa mì, đại mạch... Công ty cũng chuyên hợp tác với các nhà sản xuất thực phẩm về dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, bột đậu nành, bột mì, bã đậu nành, đậu nành cô lập, cũng như các nhà sản xuất hỗn hợp thức ăn chăn nuôi.

Công ty TNHH Ngôi Sao Đỏ chuyên sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp như ngô, khô đậu nành và dầu đậu nành. Năm 2017, công ty Ngôi Sao Đỏ đã xây dựng và đưa vào hoạt động một nhà máy chiết xuất dầu từ đậu nành, với công suất 150 tấn/ngày. Nhà máy sản xuất các sản phẩm như dầu đậu nành đã được hydrat hóa, khô đậu nành dùng làm thức ăn chăn nuôi, và đậu nành đã được tách béo. Công ty cũng có các kho lưu trữ ngũ cốc với sức chứa 34.000 tấn và các thùng chứa ngũ cốc với dung tích 14.000 tấn.

Nhà máy chiết xuất dầu Amursky chuyên cung cấp đậu nành dùng cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (năng lực cung cấp 20.000 tấn/tháng); Bột đậu nành (năng lực cung cấp 2500 tấn/tháng); Thức ăn hỗn hợp và các chất bổ sung dinh dưỡng (năng lực cung cấp 20.000 tấn/tháng); Đạm đậu nành cô lập (năng lực cung cấp 1.000 tấn/tháng); Sợi đậu nành (năng lực cung cấp 500 tấn/tháng); Dầu đậu nành – hydrat hoá, tinh luyện, khử mùi, đóng chai thương hiệu (năng lực cung cấp 3600 tấn/tháng); Lecithin đậu nành (năng lực cung cấp 110 tấn/tháng).

z5892857415620-b448c6ed61fa21420f0263d2f40b9d47-5982.jpg

Tham gia cuộc gặp gỡ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn tìm được bạn hàng từ Nga để xuất khẩu các mặt hàng nông sản như lúa gạo, hoa quả và các sản phẩm đặc sản nông nghiệp khác của Việt Nam như cà phê, hạt điều...

Bà Giáp Thị Ngọc Chung – Giám đốc Công ty TNHH Sâm Tổ Núi Dành cho biết: “Công ty chúng tôi có các sản phẩm được khai thác và chế biến từ Sâm Nam núi Dành – một loại sâm quý mọc ở vùng núi Việt Lập, Tân Yên, Bắc Giang như: nụ hoa sâm, củ sâm tươi, củ sâm cắt lát ngâm mật ong... Tham gia cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp Nga, chúng tôi mong muốn tìm kiếm được bạn hàng để có thể xuất khẩu các sản phẩm của chúng tôi vào thị trường Nga”.

Nhiều năm hoạt động thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Altai Sibiri đã đưa nhiều sản phẩm từ Nga về Việt Nam, trong đó phải kể đến sản phẩm CigaPan được chiết xuất từ sừng con tuần lộc – một sản phẩm truyền thống và rất nổi tiếng ở Nga. Công ty cũng nhập khẩu nguyên liệu nhung hươu từ Nga, chế biến thành phẩm tại Việt Nam các sản phẩm như Cao ban long Sibiri, viên nhung hươu...

Với vai trò Tổng Giám đốc Công ty Altai Sibiri đồng thời là Phó Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt-Nga, phụ trách hợp tác Kinh tế Việt - Nga, ông Trần Văn Tám thường xuyên giới thiệu bạn hàng cho các doanh nghiệp của hai nước, giúp họ phát triển công việc kinh doanh. Phát biểu tại cuộc gặp, ông nói: “Cuộc gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tìm ra tiếng nói chung cho hợp tác kinh tế, thúc đẩy các cơ hội xuất nhập khẩu nông sản.Các sản phẩm xuất khẩu cần đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và nói không với biến đổi gen”.

Đại diện Công ty TNHH Flagman (Liên bang Nga), bà Victoria chia sẻ: “Việc hợp tác và xuất khẩu hàng hóa từ Nga đến Việt Nam chưa có sự ổn định. Vì vậy, Flagman mong muốn tìm đối tác lâu dài tại Việt Nam. Hiện nay, việc thanh toán quốc tế của Nga gặp khó khăn nhưng công ty đã có văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, hoạt động đầu tư giữa 2 bên sẽ không bị ảnh hưởng".

Về phía mình, đại diện Công ty TNHH Soya 28 và công ty TNHH Ngôi sao đỏ (Nga) cho biết sẽ đưa ra các chính sách thuận lợi nhất, nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ các sản phẩm từ ngô và đậu nành tại thị trường Việt Nam. Phía doanh nghiệp Nga khẳng định các sản phẩm đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…