Giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN

Một trong những đóng góp to lớn trong việc duy trì và phát triển khu công nghiệp đó chính là nguồn công nhân lao động làm việc trực tiếp tại các khu công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất thuộc các cụm c
Giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN

Các khu công nghiệp tạo ra một lượng công ăn việc làm góp phần giải quyết hiệu quả nạn thất nghiệp. Do vậy, việc bảo đảm nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp ngày được cải thiện là nhiệm vụ quan trọng. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Thực trạng phát triển nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp

Với việc đưa các chính sách vào cuộc sống nguồn cung về nhà ở cho công nhân phần nào được cải thiện, tuy nhiên, tình hình vẫn chưa thực sự trở thành một xu hướng chung trong cung về nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp.

Theo Báo cáo của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khi thực hiện nghiên cứu, khảo sát hiện trạng về điều kiện sống cho người lao động xung quanh các khu công nghiệp tại Việt Nam những tồn tại vẫn còn khá phổ biến ở các mặt như: Quy hoạch không gian và thiết kế công trình (chất lượng của môi trường sống); Tổ chức thực hiện dự án xây dựng nhà ở và khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Trong thực tế, để thực hiện một cách đầy đủ các quy định pháp lý còn khó khăn do liên quan đến vấn đề nguồn lực (tài chính hoặc đất đai). Ở nhiều khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp đã hình thành trước đây, quỹ đất cũng như kinh phí của địa phương để thực hiện điều này rất hạn hẹp nên khó hiện thực hóa quy định này trên thực tế.

Định hướng chính sách phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó nêu rõ quan điểm, định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài KCN. Theo đó, để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân, đặc biệt là nhà ở cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội thì không chỉ trông chờ vào Nhà nước mà phải kết hợp trách nhiệm của cả Nhà nước, của xã hội và bản thân người dân thì mới có thể giải quyết được. Nhà nước chủ động tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê; đồng thời có chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế, gồm: doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, doanh nghiệp sử dụng lao động trong các KCN, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ngoài KCN, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê hoặc cho thuê mua đối với các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các KCN.

 

Khu công nghiệp Quế Võ 3 – Bắc Ninh

Chiến lược cũng đề ra các chỉ tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2016-2020 là thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, đáp ứng cho khoảng 80% số sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và khoảng 70% công nhân lao động tại các KCN có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.

Góc nhìn từ doanh nghiệp

 

Khu công nghiệp Bỉm Sơn A – Thanh Hóa

Công ty TNI Holdings Việt Nam - được biết đến là doanh nghiệp quản lý 11 khu/cụm công nghiệp trải dài từ Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thanh Hóa như: KCN Hà Nội Đài Tư, KCN Thạch Thất Quốc Oai, KCN Quang Minh (Hà Nội); KCN Nam Sách, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền (Hải Dương); KCN Đồng Văn 2 (Hà Nam); KCN Quế Võ 3 (Bắc Ninh); KCN Bỉm Sơn A (Thanh Hóa); KCN Minh Quang và CCN Lifan Phố Nối (Hưng Yên);… cho rằng việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp là điều cần thiết và cấp bách. Bởi đó là chính sách đa mục tiêu mà người dân, doanh nghiệp và Nhà nước đều hưởng lợi: người dân có nhà, doanh nghiệp và người lao động có việc làm, thu nhập, ổn định đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…