Giám đốc Tân Hiệp Phát khai gì về việc gửi tiền tại VNCB

Ngày 25/7, tuần thứ 2 của phiên xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm trong vụ án thất thoát 9.000 tỉ đồng tại ngân hàng Xây Dựng, HĐXX đã thẩm vấn bà Trần Ngọc Bích, người đại diện cho nhóm Tân Hiệp
Giám đốc Tân Hiệp Phát khai gì về việc gửi tiền tại VNCB
Ngày 25/7, tuần thứ 2 của phiên xét xử Phạm Công Danh và 35 đồng phạm trong vụ án thất thoát 9.000 tỉ đồng tại ngân hàng Xây Dựng, HĐXX đã thẩm vấn bà Trần Ngọc Bích, người đại diện cho nhóm Tân Hiệp Phát.

HĐXX cũng thẩm vấn Vũ Anh Tuấn, nhân viên giao nhận hồ sơ của tập đoàn Tân Hiệp Phát.

“Tôi gửi tiền cho VNCB từ khi nó còn là ngân hàng Đại Tín”

Đó là khẳng định của bà Trần Ngọc Bích khi được hỏi về quan hệ tín dụng của bà này với ngân hàng VNCB.

Bà Bích khẳng định, khoảng tháng 6-2012, bà có quan hệ tín dụng với ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) thông qua bà Phạm Thị Trang (tức Trang phố núi, Phó tổng giám đốc của Đại Tín, hiện đã bỏ trốn).

Bà Bích xác nhận đã gửi tiền nhiều lần tại VNCB và gặp trực tiếp Hoàng Đình Quyết (Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) chứ không biết gì Phạm Công Danh.

Bà Bích khẳng định ngoài việc gửi tiền, bà cũng có những khoản vay đối VNCB thông qua việc thế chấp các sổ tiết kiệm.

Giám đốc Tân Hiệp Phát khai gì về việc gửi tiền tại VNCB ảnh 1
Bà Trần Ngọc Bích tham dự phiên tòa với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Ngoài bà Bích, còn 18 người khác thuộc nhóm này có quan hệ tín dụng với VNCB. Số tiền cao nhất cho một lần xác lập quan hệ tín dụng của bà Bích và VNCB là khoảng 6.000 tỉ đồng.

Về khoản tiền đã vay của VNCB từ việc thế chấp sổ tiết kiệm là 5.190 tỉ đồng được xác định là đã chuyển từ tài khoản của bà Bích đến tài khoản của Phạm Công Danh.

Bà Bích cho biết không ký ủy nhiệm chi, cũng không cho ai vay tiền, không chỉ định chuyển số tiền này cho ai. Do đó, cho đến thời điểm trước khi xảy ra vụ án, bà vẫn tin là tiền của mình còn trong tài khoản.

Trước phần trả lời này của bà Bích, HĐXX hỏi bà có đơn gì đối với cơ quan điều tra về số tiền trên?

Bà Bích nói, vào khoảng tháng 7-2014, cơ quan điều tra thông báo cho bà về việc số tiền này không còn trong tài khoản, bà mới biết và yêu cầu phải được nhận lại số tiền.

“Tôi tin tưởng ngân hàng giữ tiền cho tôi, bởi vậy tôi đề nghị ngân hàng trả tiền cho tôi” - Bà Bích nói.

Tại tòa, bà Bích cũng phủ nhận hoàn toàn quan hệ với Phạm Công Danh. Về việc có chuyện bà vay tiền của VNCB, rồi chuyển tiền này vào tài khoản của Phạm Công Danh hay không, bà  Bích trả lời khi vay được tiền, Phạm Thị Trang muốn vay lại và bà đồng ý. Khi vay lại, Trang chỉ định chuyển tiền vào tài khoản nào thì Bích chuyển vào tài khoản đó.

Tôi không cho Phạm Công Danh vay tiền!

Liên quan đến phần này, bà Bích có phần trả lời HĐXX như sau:

- HĐXX: Bà có quen ai là Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) không?

- Bà Trần Ngọc Bích: Tôi có gặp Trang và Trang giới thiệu là phó Tổng giám đốc nguồn vốn của ngân hàng Đại Tín.

- HĐXX: Sau đó, bà đến với Trang bằng quan hệ vay tiền hay quan hệ gì?

- Bà Bích: Tôi biết Trang từ năm 2012 khi đến gửi tiền ở Đại Tín, sau đó tôi có nhu cầu vay và cho chị Trang vay lại khoản tiền tôi vay được từ ngân hàng.

- HĐXX: Bà có cho Phạm Công Danh vay tiền không?

- Bà Bích: Không khi nào cho Phạm Công Danh vay.

- HĐXX: Vậy sao lại có tiền từ tài khoản của bà chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh?

- Bà Bích: Số tiền này, khi tôi vay và chuyển cho chị Trang vay lại. Chị Trang có chuyển tài khoản, trong đó có Phạm Công Danh. Trang chỉ định gửi vào tài khoản nào thì tôi gửi tài khoản đó.

- HĐXX: Tài khoản vay tiền của bà tại VNCB đến 21-8-2013 có bao tiền?

- Bà Bích: 5.190 tỉ đồng

- HĐXX: Tại sao tài khoản người vay lại chuyển hết vào tài khoản của bà?

- Bà Bích: Vì chúng tôi có hợp tác kinh doanh và mọi người giao cho tôi quản lý dòng tiền.

- HĐXX: Sau đó bà có chuyển tiền đi đâu không?

- Bà Bích: Tôi không chuyển nên tiền này vẫn còn trong tài khoản.

- HĐXX: Trong phiên xử trước, bị cáo Hoàng Đình Quyết khẳng định chuyển tiền đi có sự đồng thuận của Bích nên Quyết đã chuyển cho Phạm Công Danh. Điều này có đúng không?

- Bà Bích: Không, tôi không yêu cầu.

- HĐXX: Tại sao các sao kê, ủy nhiệm chi đều được gửi cho Vũ Anh Tuấn?

- Bà Bích: Anh Tuấn là người nhận hồ sơ ngân hàng giúp tôi, nhưng tôi không ủy nhiệm chi cho ngân hàng hay bất kể ai.

- HĐXX: Khi vụ án xảy ra, bà gửi đơn gì cho công an?

- Bà Bích: Ngày 15-7-2014, cơ quan điều tra có mời tôi làm việc về vấn đề vay, nhận và gửi tiền. Lúc đó cơ quan điều tra có cung cấp thông tin rằng tài khoản của tôi không còn tiền và tiền đã được chuyển đi, tôi mới biết tiền đã được chuyển đi.

- HĐXX: Trước tòa hôm nay, chị có ý kiến gì về số tiền? Và lời khai của Quyết?

- Bà Bích: Tôi giao dịch với ngân hàng và tin vào hệ thống ngân hàng, tôi tin tiền của tôi được ngân hàng quản lý. Tôi không có ý kiến thì không ai được chuyển đi. Số tiền gửi và tiền vay của tôi chưa được giải quyết, xin giải quyết cho tôi.

Đồng thời, tại tòa, bà Bích cũng khẳng định không thế chấp các sổ tiết kiệm để vay 300 tỉ đồng dù bà Bích đã chuyển các sổ này cho Mai Hữu Khương (cán bộ của VNCB). Bà Bích nói, lúc đầu bà có nhu cầu thế chấp để vay, nhưng sau đó thì không vay nữa.

Ngoài phần thẩm vấn với bà Bích, HĐXX cũng thẩm vấn đối với Nguyễn Tuấn Lộc, Vũ Anh Tuấn, nhân viên giao nhận của Tân Hiệp Phát (người nhận các hóa đơn, hồ sơ tín dụng của Bích tại VNCB), cả 2 đều xác nhận có ký nhận nhiều sổ hóa đơn chứng từ cho Bích tại VNCB nhưng đều không biết trong bao thư có gì.

Tòa tiếp tục yêu cầu mời ông Nguyễn Việt Hà (giám đốc quỹ Lộc Việt) để thẩm vấn nhưng luật sư bảo vệ quyền lợi cho quỹ Lộc Việt cho biết ông Hà đang lâm bệnh nặng. HĐXX cho rằng ông Hà phải có mặt bởi ông Hà không chỉ là người có quyền và nghĩa vụ liên quan mà còn là nhân chứng của vụ án.

Cáo trạng xác định, trong tội cố ý làm trái mà Phạm Công Danh bị truy tố có hành vi tự ý chuyển đi 5.490 tỉ đồng của khách hàng là nhóm bà Trần Ngọc Bích mà không được sự đồng ý của bà Bích và các chủ tài khoản này.

Hiện nay 124 sổ tiết kiệm (tương ứng 5.880 tỉ đồng) của nhóm bà Bích đang bị cơ quan tố tụng phong tỏa để giải quyết vụ án.

Theo Hoàng Điệp/Tuổi trẻ 

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng TPBank giữ nguyên biểu lãi suất huy động trong tháng 11/2024

So với tháng trước, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...