Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,22%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 0,22% so với tháng trước và tăng 3,92% so bình quân cùng  kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng 0,22%

Sau mấy tháng liên tục có chỉ số giảm thì tháng này nhóm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng trở lại 0,92% so với tháng trước, đây là nhóm có chỉ số tăng cao nhất và là nhóm có quyền số cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số chung.

Tháng Tết nên hầu hết các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều tăng như giá thịt lợn, giá các loại gia cầm, thịt bò,các loại thủy sản tôm cua cá cũng đồng loạt tăng giá, một số loại rau củ tăng mạnh như rau muống, khoai tây, cà chua...

Chỉ số nhóm đồ uống và thuốc lá cũng góp phần làm tăng chỉ số chung của Hà Nội. Do tháng 1 là tháng Tết nên nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi và giải trí tăng mạnh. Mặt hàng hoa và cây cảnh cũng được người dân sử dụng nhiều trong dịp Tết nên giá bị đẩy cao khiến cho chỉ số các nhóm văn hóa giải trí du lịch và nhóm hàng hóa dịch vụ khác có tốc độ tăng lần lượt là 0,78% và 0,22% so tháng trước.

Trong tháng, chỉ số giá vàng tăng 2,91% và USD giảm 0,57% so với tháng trước. Trong đó, tháng này nhóm lương thực tăng 0,48% so với tháng trước. Nguyên nhân do giá gạo tăng vào vào dịp Tết Nguyên đán các chủng loại gạo được ưa chuộng như gạo tám Thái, nếp cái hoa vàng tăng cao.

Thêm vào đó một lượng gạo lớn được thu gom để phục vụ cho công tác xuất khẩu. Giá gạo tẻ thường Khang Dân trên thị trường Hà Nội giữ ở mức 11.000-12.000đ/kg, gạo Xi dẻo có giá 12.000-13.000đ/kg, gạo tám Hải Hậu có giá dao động từ 18.000-20.000đ/kg, gạo nếp cái hoa vàng có giá từ 31.000-35.000đ/kg . 

Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, miến, khoai… giá cũng nhích lên chút ít do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong dịp Tết. 

Nhóm thực phẩm tăng 1,08% so với tháng trước. Do hầu hết các mặt hàng trong nhóm tăng giá như giá thịt lợn, thịt gia cầm, tôm cua cá và một số loại rau củ tăng. Giá thịt lợn tăng do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao nguồn cung khan hiếm nên giá thịt lợn tăng mạnh.

Một số loại rau củ như rau muống, khoai tây, cà chua tăng mạnh; một số loại rau chính vụ như bắp cải, su hào cũng tăng nhẹ so với tháng trước. Bắp cải giá 8.000-10.000đ/kg, su hào 3.000-5.000đ/củ, rau cải từ 23.000-25.000đ/kg, rau muống từ 10.000-12.000đ/mớ, riêng giá cà chua tăng mạnh trở lại có giá từ 20.000-25.000đ/kg… Thịt lợn mông sấn có giá từ 80.000-100.000đ/kg, thịt nạc thăn có giá 90.000-110.000đ/kg. Giá thịt bò cũng tăng mạnh, có giá dao động từ 300.000-330.000đ/kg. Giá các loại gia cầm như gà ta có giá từ 150.000-180.000đ/kg; ngan có giá từ 90.000-100.000đ/kg. Giá các loại thủy hải sản như  tôm, cá thu tăng do gặp khó khăn trong việc đánh bắt cộng với chi phí vận chuyển tăng.

Theo quy luật vào dịp cuối năm hầu hết các cửa hàng quần áo đều giảm giá để kích cầu người mua và cũng để giải quyết hàng tồn đọng nhưng vào dịp Tết thì nhu cầu mua sắm quần áo, giầy dép phục vụ Tết tăng nên một số mặt hàng trong nhóm vẫn tăng nhẹ như bộ comple, khăn quàng, áo len... khiến cho nhóm may mặc tăng 0,12% so tháng trước.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số tăng 0,57% so tháng trước. Nguyên nhân tăng là do giá gas trong nước tăng. Mặc dù giá gas thế giới trong tháng 1 giảm, cụ thể giá gas thế giới ở mức 425USD/tấn giảm 5USD/tấn so với tháng 12-2018.

Theo lý giải của các nhà kinh doanh gas sở dĩ giá gas thế giới giảm trong khi giá gas trong nước tăng là do premium mua hàng tăng giá. Theo hợp đồng mua bán giữa các công ty kinh doanh gas đầu mối và Tổng Công ty khí Việt Nam (PV gas) giá mua bằng giá CP cộng với Premium vì vậy khi Premium mua hàng tăng giá các công ty đầu mối buộc phải tính toán lại giá bán lẻ dù giá CP thế giới giảm. Thêm vào đó vào dịp cuối năm nhu cầu sửa chữa, sơn lại tường nhà để chuẩn bị đón năm mới cửa người dân tăng nên một số dịch vụ sửa chữa nhà tăng.

Theo Cục thống kê Thành phố, giá xăng dầu trong nước liên tục giảm khiến cho chỉ số nhóm xăng dầu diezen giảm mạnh  6,89% so với tháng trước. Giá xăng dầu giảm đã làm cho nhóm giao thông giảm 2,92% so với tháng trước. Hiện giá xăng E5 có giá là 16.270đ/lít, xăng A95 có giá là 17.750đ/lít. Giá dầu diezen 0.05S hiện có giá là 14.900đ/lít.

Trong tháng này, giá vàng và USD Mỹ trái chiều nhau. Giá vàng tăng trở lại với mức tăng 2,91% so tháng trước. Giá vàng 99.99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 3.641 nghìn đồng/chỉ. Giá USD Mỹ của các ngân hàng tháng này giảm nhẹ 0,57% so với tháng trước. Giá USD Mỹ bán ra của ngân hàng ngoại thương có giá bình quân là 23.229 đ/USD.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...