Hà Nội: CPI tăng 0,65% so với tháng trước do giá xăng dầu

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,65% so với tháng trước. Có 7/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao.
Hà Nội: CPI tăng 0,65% so với tháng trước do giá xăng dầu

Theo đó, tăng cao nhất là nhóm giao thông (tăng 2,97%) chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao; tiếp theo nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,98%, do giá gas, giá dầu hỏa, giá điện tăng kéo theo một số vật liệu xây dựng như sắt thép tăng. Các nhóm còn lại có chỉ số tăng nhẹ.

Có 3/11 nhóm hàng có chỉ số giảm so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,11% do giá một số loại lương thực, thực phẩm giảm như gạo, thịt gia súc tươi sống, một số loại rau củ; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,63%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,3%. CPI bình quân 5 tháng năm 2019 tăng 4,1% so cùng  kỳ năm trước.

Tháng này nhóm lương thực giảm 0,19% so với tháng trước. Giá các loại gạo tương đối ổn định, các loại ngô, khoai, sắn đều giảm giá. Giá khoai lang giảm 5,88%, ngô giảm 3,85% so với tháng trước. Giá khoai lang, ngô giảm nhiều là do sản lượng trồng và thu hoạch lớn nên nguồn cung dồi dào. Các mặt hàng khác trong nhóm lương thực như mì tôm, miến, bún phở … giá ổn định.

Cũng trong tháng 5, nhóm thực phẩm tiếp tục giảm 0,14% so với tháng trước, do hầu hết các mặt hàng trong nhóm có quyền số cao giảm như giá thịt gia súc tươi sống giảm 0,32% thịt gia súc giảm do giá thịt lợn giảm 0,58%, thịt bò giảm nhẹ 0,07%.

Mặc dù công tác truyền thông, tuyên truyền khiến người tiêu dùng có nhận thức đúng hơn về dịch bệnh và thịt lợn  nhưng do dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn khiến người tiêu dùng vẫn e ngại dịch bệnh nên vẫn còn hạn chế sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chuyển sang các loại thực phẩm khác như gà, thủy hải sản làm cho giá các loại thực phẩm này tăng (nhóm thịt gia cầm tươi sống tăng 0,58%; thủy hải sản tươi sống tăng 0,31% so với tháng trước).

Về nhóm giá hàng tiêu dùng, một số mặt hàng trong nhóm may mặc tăng nhẹ như áo phông, mũ nón do nhu cầu mua sắm đồ dùng cho mùa hè tăng khiến cho nhóm may mặc tăng 0,05% so với tháng trước. Nhóm đồ dùng gia đình cũng tăng 0,2% do trong nhóm một số mặt hàng như quạt điện, đèn điện, một số dịch vụ như sửa chữa bảo dưỡng máy điều hòa tăng giá.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số tăng 1,98% so tháng trước do giá gas, giá dầu hỏa tăng (bình quân giá dầu hỏa tăng 3,01%). Một số vật liệu bảo dưỡng như sơn, xi măng tăng nhẹ.

Trong tháng 5, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng từ 2/5/2019 và đến 17/5/2019 được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên tính theo giá bình quân thì giá xăng dầu vẫn tăng cao 5,96% so với tháng trước. Nhóm xăng dầu tăng khiến cho chỉ số nhóm giao thông tăng 2,97%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...