Hà Nội đang có quá ít trung tâm logistic

Việc Hà Nội mới chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm logistics hạng 2 là chưa đủ cho vị trí quan trọng trong bản đồ logistics của cả nước.
Hà Nội đang có quá ít trung tâm logistic

Đủ tiềm lực

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistic; trong đó, 1.300 doanh nghiệp đang hoạt động tích cực. Hà Nội có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. 

Ngành nghề kinh doanh chính của các doanh nghiệp dịch vụ logistics gồm dịch vụ vận tải, kho bãi, cảng biển, ICD, trung tâm dịch vụ logistics, ga hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa, giao nhận vận tải, đại lý vận tải, đại lý tàu biển, đại lý hải quan, đại lý phát chuyển nhanh và các dịch vụ logistics khác có liên quan.

Với diện tích 3.324,92 km2 cùng dân số 8.215.000 người (số liệu năm 2018), Hà Nội đang là một trong những địa phương dẫn đầu về đầu tư FDI; 8 tháng của năm 2018, Hà Nội thu hút 5,93 tỷ USD.

Cùng với kết cấu hạ tầng đồng bộ (đường bộ, đường sắt, đường sông và sân bay quốc tế), Hà Nội là đầu tàu trong liên kết kinh tế vùng, có nhiều công ty hoặc đại diện các công ty dịch vụ logistics lớn trong nước và nước ngoài hoạt động…

Do đó, Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ Logistics của cả nước. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, những hạn chế về cơ sở hạ tầng giao thông, thiếu quỹ đất,… đã làm chậm sự phát triển logistics của Hà Nội.

Thiếu hạ tầng tương xứng

Để đưa Hà Nội trở thành một trung tâm dịch vụ logistics của Việt Nam, ông Nguyễn Tương - Cố vấn cao cấp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kiến nghị nghiên cứu xây dựng các trung tâm dịch vụ tập kết hàng ngoài thành phố; sau đó, dùng xe tải nhỏ đưa hàng vào nội thành nhằm giải quyết ách tắc và an toàn giao thông nội đô, nhất là giờ cao điểm. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng logistics như: ICD và các trung tâm dịch vụ logistics của thành phố như dành quỹ đất; ưu đãi về thuế thu nhập và thuế thiết bị...

Ông Trần Đức Nghĩa - Giám đốc Công ty Delta International cho biết, rào cản đối với phát triển ngành dịch vụ logistics của Hà Nội là cơ sở hạ tầng chưa tương xứng; hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics như: chuỗi dịch vụ chuyên chở, lưu trữ và cung ứng hàng hóa..., còn chồng chéo, thiếu tính ổn định; nguồn nhân lực không chuyên nghiệp… 

Hiện, Hà Nội quá ít trung tâm logictics do khả năng tiếp cận đất đai cho dịch vụ logistics tại Hà Nội rất hạn chế. Và để đạt được mục tiêu, Hà Nội cần có chính sách đất đai để xây dựng các trung tâm logistics.

Thậm chí, dù Hà Nội có các cảng đường sông nhưng chưa phát huy được thế mạnh do hạn chế về thiết bị nâng hạ hàng hóa, hạn chế độ thông thuyền và việc vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đi và đến từ các cảng sông do phải qua các đê sông Hồng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu việc phát triển dịch vụ vận tải đường thủy nội địa kết nối khu vực….

Song song với đó, Hà Nội cần phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao theo tiêu chuẩn FIATA để vừa đáp ứng nhu cầu của Thành phố vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập làm việc ở các nước ASEAN; phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Thành phố và tăng cường hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và liên kết hợp tác với các doanh nghiệp dịch vụ logistics lớn của Việt Nam hoạt động trên địa bàn Thành phố. Qua đó, mở rộng quy mô và tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Thành phố.

Thành phố cũng cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Vừa qua, Thành phố đã cải tiến mạnh mẽ về thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng, nộp thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan điện tử gần như 100%;

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), vị trí của Hà Nội trong bản đồ logistics của cả nước là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, hiện Hà Nội mới chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm logistics hạng 2 là chưa đủ. Về số lượng phải nhiều hơn, quy mô lớn hơn và trình độ công nghệ phải hiện đại hơn…

Theo Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt, mục tiêu trước mắt là hình thành và phát triển các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không gắn liền với các cảng hàng không, kết nối cùng với hệ thống các trung tâm logistics hạng I và hạng II để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hoặc trung chuyển hàng hóa qua các loại hình vận tải đa phương thức, phục vụ cho đầu vào và đầu ra của sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp, trung tâm công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.

Trong đó, Miền Bắc hình thành và phát triển 7 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng gắn liền với cảng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Miền Trung - Tây Nguyên hình thành và phát triển 6 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 1 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

Miền Nam hình thành và phát triển 05 trung tâm logistics hạng I, hạng II và 01 trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại địa bàn các vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế.

>> Thủ tướng yêu cầu giảm mạnh chi phí logistics

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…