Hà Nội hoàn thành phương án sáp nhập xã, phường, dự kiến giảm được 70 đơn vị cấp xã

Hà Nội đã hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 – 2025…

Hà Nội đã hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 – 2025
Hà Nội đã hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 – 2025

Bộ Nội vụ vừa công bố nội dung phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố Hà Nội để lấy ý kiến các bộ, ngành.

Cụ thể, về đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp, Hà Nội đề xuất nhập 92 xã thành 45 xã. Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thành đơn vị hành chính đô thị cùng cấp hoặc sắp xếp đơn vị hành chính nông thôn với đơn vị hành chính đô thị cấp xã, Hà Nội đề xuất nhập 48 xã, phường, thị trấn thành 27 xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, quận Đống Đa sẽ nhập 6 phường thành 4 phường bao gồm phường Khâm Thiên và Trung Phụng thành đơn vị hành chính mới, một phần phường Ngã Tư Sở vào phường Khương Thượng, một phần phường Ngã Tư Sở vào phường Thịnh Quang. Đồng thời, sáp nhập một phần phường Trung Tự và phường Phương Liên, một phần phường Trung Tự vào phường Kim Liên.

Tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đề xuất nhập 7 phường thành 4 phường. Theo đó, phường Đồng Nhân và phường Đống Mác được nhập thành đơn vị hành chính mới. Sáp nhập một phần phường Cầu Dền vào phường Bách Khoa, một phần phường Cầu Dền vào phường Thanh Nhàn, nhập phường Quỳnh Lôi và phường Bạch Mai.

Tại quận Thanh Xuân, 4 phường được nhập thành 2 phường. Phương án đề xuất nhập phường Thanh Xuân Bắc và phường Thanh Xuân Nam, phường Hạ Đình và phường Kim Giang thành các đơn vị hành chính mới.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã đề xuất không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì nhiều lý do như tên quận gắn liền với truyền thuyết; là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố; các phường đều có tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng riêng...

Theo thống kê, thành phố giai đoạn 2023 - 2025 có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích, dân số. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp là 76, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện khuyến khích sắp xếp là 12.

Hà Nội dự kiến giảm được 70 đơn vị hành chính cấp xã và không có đơn vị hành chính cấp huyện nào phải sắp xếp. Nếu đề án được thông qua, năm 2024, thành phố sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư tại các đơn vị. Đồng thời xử lý trụ sở, tài sản công, thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...