Hai lý do khiến hàng triệu hộ kinh doanh ngại chuyển thành doanh nghiệp

Nhiều hộ kinh doanh gia đình dù có doanh thu tốt, đội ngũ nhân công đông đảo nhưng vẫn chưa nâng cấp lên thành doanh nghiệp do ngại phải gánh thêm chi phí và nhiều thủ tục nhiêu khê phức tạp.
Hai lý do khiến hàng triệu hộ kinh doanh ngại chuyển thành doanh nghiệp

Cần có giải pháp để chuyển hàng triệu hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 4,75 triệu hộ sản xuất, kinh doanh, gấp 10 lần số doanh nghiệp đang hoạt động, tổng tài sản ước tính khoảng 655.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 8 triệu lao động.

Trung bình cứ 19,3 người dân có một hộ kinh doanh. 80% trong số này hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, 20% kinh doanh dịch vụ thương mại và kinh doanh lưu trú, ăn uống khoảng 16%.

Thực tế, rất nhiều hộ kinh doanh dù có doanh thu lớn, đội ngũ nhân công đông đảo, nhưng vẫn chọn mô hình kinh doanh hộ gia đình. Cơ quan quản lý hiện đang có nhiều chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tuy nhiên, khoảng 11% trong số họ không muốn.

Trong khi đó, dù có một số thuận lợi, song mô hình hộ kinh doanh cũng đã xuất hiện những điểm hạn chế khiến mô hình này khó có thể phát triển, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước. Nếu “chính thức hóa” hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ nâng cao chất lượng lao động, thu nhập và tính ổn định.

Lý giải về thực trạng các hộ kinh doanh chưa muốn “lên đời” doanh nghiệp, tại hội thảo “Nâng cao năng lực toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, mức thuế suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện đang là 20%, khi các hộ kinh doanh gia đình trở thành các doanh nghiệp, họ sẽ phải đóng mức thuế này.

"Tôi cho rằng, lo ngại về việc phải đóng thuế chính là một trong những lý do chính khiến các hộ kinh doanh gia đình ngại chưa muốn trở thành doanh nghiệp", ông Lực cho hay.

Mặc dù mức thuế suất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay ở mức khá tốt so với mức 35% của Mỹ vừa được giảm xuống 21%, tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, để khuyến khích các hộ gia đình nâng cấp lên thành doanh nghiệp, mức thuế họ phải nộp phải thấp hơn 20%.

Không nên áp ngay mức thuế 20% cho các doanh nghiệp này mà nên để ở mức 10 - 15% để tạo động lực cho họ phát triển.

Chính phủ muốn thu được nhiều thuế thì nên mở rộng đối thượng thu thuế thay vì nâng thuế suất đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chống thuất thu thuế và chống lãng phí trong thu chi ngân sách Nhà nước, ông Lực cho hay.

Mặt khác, để thúc đẩy các hộ gia đình đăng ký thành lập doanh nghiệp thì thủ tục nâng cấp cũng cần gọn nhẹ, đơn giản, tránh nhiêu khê, phức tạp khiến các cơ sở kinh doanh này không muốn làm.

Ở một góc nhìn khác, bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó vụ trưởng, Phó trưởng Ban cải cách và hiện đại hóa (Tổng cục Thuế) lại cho rằng, so với các nước khác trong khu vực, mức thuế suất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa phải ở mức cao.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, mức thuế trực thu của doanh nghiệp trên thu nhập chỉ 13,8%, trong khi mức thuế này bình quân tại các nước ASEAN là 17%.

Bà Lan Anh cho rằng, khó khăn vướng mắc nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là về thủ tục hành chính và việc tiếp cận thông tin thực hiện thủ tục hành chính.

Theo khảo sát của Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp mới thành lập dưới một năm của Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ và vừa do tập quán thói quen vướng đến đâu hỏi đến đó chứ không chủ động làm, không có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thuế, luật sư, cơ quan thuế, do đó họ còn gặp nhiều khó khăn.

Từ kinh nghiệm hỗ trợ các hộ kinh doanh gia đình năng cấp thành doanh nghiệp của Thái Lan, ông Suwanchai Lohawatanakul, Tổng giám đốc Cơ quan xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa Thái Lan (OSMEP) cho rằng, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, Chính phủ cần hỗ trợ tích cực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hiện Chính Phủ Thái Lan không đánh thuế VAT với các đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ có nguồn doanh thu năm ít hơn 1,5 triệu bath.

Bên cạnh đó, Thái Lan có chủ trương cơ chế chính sách giúp cho doanh nghiệp tập trung vào khởi nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và sống khỏe hơn. Chính phủ Thái Lan hỗ trợ doanh nghiệp khi có thay đổi chính sách và bước ra sân chơi quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp toàn cầu.

"Đây cũng có thể được coi là một bài toán giúp Việt Nam thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh gia đình sang doanh nghiệp siêu nhỏ. Hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ giúp họ có thể tồn tại và phát triển, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của đất nước", Suwanchai chia sẻ.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…