Hai mối lo khiến TP. HCM muốn tiếp tục giãn cách xã hội

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến hết ngày 30/4/2020 tại cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 13/4.
Hai mối lo khiến TP. HCM muốn tiếp tục giãn cách xã hội

Từ ngày 3/4 đến 13/4, TP. HCM không phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng. Trong số 54 ca nhiễm đã công bố, có 40 ca đã xuất viện, 14 ca đang tiếp tục điều trị. Như vậy, dịch bệnh tại thành phố đang được kiểm soát.

Tuy nhiên, nguy cơ phát sinh dịch bệnh vẫn còn cao, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là, chưa chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đã quy định.

Trong khi đó, diễn tiến dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nguy cơ xâm nhập ca bệnh từ các nước trên thế giới vẫn còn đang rất cao, đặc biệt là các nước trong khu vực. Tiêu biểu là ca nhiễm mới nhất, bệnh nhân 262 là công nhân của Công ty Samsung ở Bắc Ninh cho thấy nguy cơ tiềm ẩn các trường hợp lây nhiễm cộng đồng.

Một mối lo mới là nguy cơ tái nhiễm ở những ca bệnh đã xuất viện. Trên thực tế Thành phố vừa phát hiện một trường hợp như vậy. Đó là bệnh nhân 22, quốc tịch Anh, đã được điều trị khỏi bệnh tại Đà Nẵng từ ngày 8/3 - 27/3. Người này di chuyển vào TP. HCM để xuất cảnh ngày 11/4, nhưng mẫu xét nghiệm tại sân bay Tân Sơn Nhất cho kết quả dương tính.

Trong khi đó, việc giao thương đi lại từ Hà Nội và các tỉnh, thành vào TPHCM vẫn còn nhiều, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 người vào TPHCM.

Chính vì vậy, TPHCM đề xuất tiếp tục duy trì giãn cách xã hội đến ngày 30/4, đồng thời tập trung kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ, nhất là làn sóng thứ 2 lây nhiễm. Thành phố tập trung vào các công tác dự phòng, trong đó, xem xét mở rộng đối tượng rà soát tại cộng đồng có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện sớm các ca lây nhiễm, bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của người dân.

Về giải pháp này, trong cuộc giao ban trực tuyến chiều 13/4, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Sở Giáo dục - đào tạo TP xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong trường học. Ông Nhân đề nghị sở xây dựng các tiêu chí này đến ngày 30/4, nếu điều kiện cho phép thì tháng 5 việc học sinh đi học trở lại cần áp dụng theo bộ tiêu chí trong điều kiện thành phố vẫn có người bị nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm ít.

Trước đó, Thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro lây nhiễm trong các doanh nghiệp và đã có doanh nghiệp bị buộc tạm dừng sản xuất vì không đáp ứng đủ các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Xem thêm

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh vì dịch Covid-19

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh vì dịch Covid-19

Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh.
Phải chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài

Phải chuẩn bị tinh thần dịch còn kéo dài

Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...