HĐND TP Hà Nội tiến hành chất vấn 3 nhóm vấn đề nổi cộm

Hôm nay (9/7), HĐND thành phố dành trọn một ngày để tái chất vấn 3 nhóm vấn đề về quản lý dự án vốn ngoài NS chậm triển khai vi phạm luật đất đai; tăng cường quản lý phương tiện, PCCC. Dự phiên chất v
HĐND TP Hà Nội tiến hành chất vấn 3 nhóm vấn đề nổi cộm

Nội dung chất vấn đã có 250 ý kiến nghị của cử tri được thường trực HĐND chuyển UBND Thành phố trả lời.

Tái chất vấn 3 nội dung đã được giải trình các kỳ trước: Nhóm vấn đề thứ nhất về quản lý dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai; vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố.

Nhóm vấn đề thứ 2, Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn. Qua giám sát của thường trực và báo cáo của TP những vấn đề còn tồn tại sau 2 năm thực hiện mặc dù đề án phát huy hiệu quả tạo chuyển biến trong quản lý phương tiện giao thông nhưng vẫn còn những nhiệm vụ cần thúc đẩy nhanh hơn. Vì vậy việc chất vấn để tìm ra những giải pháp, giải quyết những vấn đề tồn tại bất cập đáp ứng mong mỏi sự quan tâm của cử tri.

Nhóm vấn đề thứ 3, công tác đảm bảo an toàn PCCC. Đây là nội dung HĐND và cử tri đặc biệt quan tâm chất vấn từ các kỳ họp trước. Tuy nhiên, từ đó đến nay tình hình cháy nổ vẫn tiềm ẩn phức tạp, tuy giảm về số vụ nhưng vẫn liên tiếp xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tải sản. Vì vậy việc chất vấn để tỉm ra giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên tiếp tục tăng cường các giải pháp PCCC là điều cần thiết.

>> Hà Nội thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2019

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.