HĐND TP.HCM thông qua chủ trương xây nhà hát 1.500 tỷ đồng

Chiều 8/10, tại buổi họp bất thường HĐND TP HCM khóa IX - kỳ họp thứ 10 đã thông qua chủ trương đầu tư dự án Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch trị giá 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.
HĐND TP.HCM thông qua chủ trương xây nhà hát 1.500 tỷ đồng

Theo đó, tại buổi họp bất thường, các đại biểu HĐND TP.HCM thông qua dự án đầu tư xây dựng nhà hát 1.500 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐND TP.HCM  Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, dự án nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch rất quan trọng cho sự phát triển, nâng cao đời sống người dân Thành phố.

"Đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu nên đề nghị các đại biểu cân nhắc”, bà Quyết tâm nói về dự án nhà hát trước khi các đại biểu HĐND thảo luận có thông qua việc xây dựng nhà hát hay không.

Trình bày cụ thể về Dự án, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dự án với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1), triển khai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).

Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022, chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa - Thể thao Thành phố.

Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022. Chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình, thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.

Theo tờ trình, việc xây dựng nhà hát nhằm mục đích đáp ứng, nâng cao trình độ thưởng thức văn hóa nghệ thuật cho hơn 10 triệu người dân thành phố và hàng triệu du khách mỗi năm.

Ngoài ra, dự án còn góp phần nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân trong bối cảnh hội nhập với quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...