Kênh trái phiếu tạo áp lực cho ngành ngân hàng

Dự đoán của nhiều người cho rằng, khi thị trường trái phiếu, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản bị siết chặt thì trái phiếu ngân hàng sẽ lên ngôi nguồn tiền từ đó sẽ được “bơm” cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kênh trái phiếu đang tạo áp lực cho chính ngân hàng.
Kênh trái phiếu tạo áp lực cho ngành ngân hàng

Lâu nay, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn được xem là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn và cho vay, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Theo số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tại thời điểm ngày 31/12/2021, có 10 ngân hàng có dư nợ cho vay TPDN, mỗi ngân hàng cho vay khoảng 3.000 đến hơn 60.000 tỷ đồng.

Nguồn lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng

Trong phạm vi 15 ngân hàng thương mại được SSI Research theo dõi, với tổng dư nợ tín dụng chiếm khoảng 75% thị phần tín dụng toàn hệ thống, tổng số dư trái phiếu các tổ chức kinh tế mà các ngân hàng này đầu tư tính đến hết năm 2021 là 214.000 tỷ đồng, tăng 17% so với cuối năm 2020.

Trong đó, xét về giá trị tuyệt đối, ngân hàng nắm giữ TPDN nhiều nhất là Techcombank, với 62.809 tỷ đồng, tăng 34,4%; tiếp đến là MB với gần 43.000 tỷ đồng, VPBank với 27.782 tỷ đồng, TPBank với 18.577 tỷ đồng; các ngân hàng sở hữu trên 10.000 tỷ đồng trái phiếu gồm có BIDV, Vietcombank, VietinBank...

Thực tế, TPDN là một kênh huy động vốn và đầu tư tài chính rất hiệu quả của mỗi ngân hàng. Tại nghiệp vụ phát hành, khi thành công ngân hàng đã huy động được hàng nghìn tỷ đồng tiền gửi dài hạn để tăng thêm thêm nguồn lực tài chính, phục vụ hoạt động kinh doanh, nhất là tài trợ vốn dài hạn cho các dự án lớn.

Còn đối với việc kinh doanh, khi ngân hàng bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành là một hình thức đầu tư tài chính, đây cũng là một cách cho doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng mà không vướng nhiều thủ tục khắt khe.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần có tài sản hình thành trong tương lai, mục đích sử dụng vốn rõ ràng, các dự án đầu tư có tính khả thi. Bù lại, ngân hàng sẽ thu về khoản lãi suất từ TPDN ở mức cao, góp phần không nhỏ vào mục tiêu lợi nhuận.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, trong nguồn thu từ chứng khoán đầu tư có thu nhập từ việc bán lại trái phiếu trước hạn.

Thế nhưng, hoạt động mua TPDN của các ngân hàng tới đây có thể bị siết lại với hàng loạt quy định cấm trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 22/2016/TT-NHNN. Theo đó, tổ chức tín dụng không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành; không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.

Bên cạnh đó, trong vòng 12 tháng sau khi bán TPDN, tổ chức tín dụng không được mua TPDN mà tổ chức tín dụng đã bán hoặc TPDN được phát hành cùng lô, cùng đợt phát hành với TPDN mà tổ chức tín dụng đã bán; chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; không được bán TPDN cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó…

Cảnh báo rủi ro với các khoản vay

Trong thời gian qua, việc các ngân hàng mua vào TPDN cũng gây khá nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng, các ngân hàng đang có xu hướng nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, trong khi đây là nhóm doanh nghiệp được cơ quan chức năng yêu cầu hạn chế đầu tư, thậm chí là để đảo nợ cho các công ty sân sau hoặc “lách” hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp thân hữu.

Không thể phủ nhận trái phiếu là kênh dẫn vốn hiệu quả dành cho doanh nghiệp, giúp giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng nhưng sự phát triển "nóng" của thị trường trái phiếu thời gian qua cũng phát sinh nhiều hệ lụy.

Mới đây nhất là vụ hủy phát hành 9 lô trái phiếu của các công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh với giá trị trên 10.000 tỷ đồng do che giấu, công bố thông tin sai sự thật.

Nhận diện về rủi ro lớn nhất của thị trường, TS.Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính cho biết, trước đây, Việt Nam không giám sát việc phát hành trái phiếu riêng lẻ một cách chặt chẽ, cụ thể nhưng từ khi có sự cố lại tìm cách siết, chặn lại và nguồn nuôi sống lĩnh vực bất động sản là trái phiếu đang bị chặn lại rất gấp gáp.

Theo ông Nghĩa, vốn từ trái phiếu rất quan trọng cho lĩnh vực bất động sản khi cung cấp vốn trung và dài hạn lớn hơn nhiều so với nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng cho lĩnh vực này. Nếu từ nay đến năm 2030 cần 1 triệu tỷ đồng vốn cho bất động sản thì vốn từ trái phiếu cho bất động sản sẽ tốt hơn là vốn tín dụng, bởi linh hoạt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, sau những sự cố, hàng loạt các biện pháp siết chặt đã được cơ quan chức năng đưa ra. Điều này có thể gây tác động lớn cho các dự án khi những dự án bất động sản, thậm chí khiến thị trường này đóng băng. Như vậy, sẽ khiến một số ngân hàng gặp khó.

Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), thị trường TPDN và thị trường chứng khoán gặp khó khăn khiến ngành ngân hàng chịu áp lực rất lớn trong vấn đề cung ứng vốn cho nền kinh tế. 

Bởi lẽ, trong bối cảnh tháng 10/2022 tới, các ngân hàng phải thực hiện đưa tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về mức 30% theo lộ trình Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc NHNN ban hành.

Theo lãnh đạo VNBA, lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã được kéo dài, sửa đổi nhiều lần, do đó đến nay dứt khoát phải thực hiện. Do vậy, cần phải xác định lại thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Trong số đó, ngành ngân hàng là thị trường tiền tệ, cung ứng vốn ngắn hạn, còn thị trường vốn là chứng khoán và TPDN cung cấp vốn trung dài hạn. Vì vậy, không thể để thị trường chứng khoán, TPDN có vấn đề là yêu cầu ngân hàng phải nới room tín dụng, phải kéo dài Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng, ngành ngân hàng Việt Nam khác ngân hàng các nước là đang phải làm một lúc hai "vai". Đó là ổn định thị trường tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Do đó, ngân hàng phải tính toán việc “bơm” vốn ra thị trường để kiểm soát lạm phát, chứ không phải khi thị trường vốn khó khăn là nới room tín dụng. 

Đối với vấn đề tín dụng bất động sản, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, hiện nay ngành ngân hàng không đặt vấn đề siết hay cấm tín dụng bất động sản, nhưng luôn cảnh báo rủi ro và các ngân hàng cũng phải thận trọng với các khoản vay này.

Xem thêm

Ngày vàng miễn phí chuyển tiền quốc tế tại PVcomBank

Ngày vàng miễn phí chuyển tiền quốc tế tại PVcomBank

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế và gia tăng trải nghiệm của các khách hàng cá nhân, trong thời gian từ ngày 01/07 đến 31/12/2022, PVcomBank triển khai chương trình ưu đãi miễn phí chuyển tiền và điện phí cho các giao dịch chuyển tiền đi quốc tế vào mỗi thứ 3 và thứ 5 hàng tuần.
Chất sống thời thượng kiểu Mỹ tại Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire

Chất sống thời thượng kiểu Mỹ tại Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire

Thị trường bất động sản phía Đông Hà Nội đang nóng lên từng ngày trước thông tin Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire mở bán những căn hộ cuối cùng phân khu Cọ Xanh vào ngày 3/7 tới đây. Sản phẩm hàng hiệu này sở hữu tiêu chuẩn sống kiểu Mỹ: vừa thư thái, an nhiên, vừa năng động, nhộn nhịp.

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 9/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được điều chỉnh theo xu hướng tăng tại nhiều kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…

Ngân hàng ACB giữ nguyên khung lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng ACB giữ nguyên khung lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Theo ghi nhận đầu tháng 9, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank trong tháng 9/2024: Cao nhất 5,75%/năm

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank trong tháng 9/2024: Cao nhất 5,75%/năm

So với hồi đầu tháng 8/2024, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank đã được điều chỉnh tăng tại một số kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Trong tháng 9/2024, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng HDBank tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Ngân hàng HDBank tăng nhẹ lãi suất tiết kiệm trong tháng 9/2024

Khảo sát đầu tháng 9/2024, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank tiếp tục được điều chỉnh tăng tại một vài kỳ hạn so với cùng kỳ. Sau điều chỉnh, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật lãi suất tiết kiệm ngân hàng PVcomBank trong tháng 9/2024

Cập nhật lãi suất tiết kiệm ngân hàng PVcomBank trong tháng 9/2024

Bước sang tháng mới, lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng PVcomBank được điều chỉnh tăng, giảm không đồng nhất giữa cả các kỳ hạn. Theo ghi nhận, 5,8%/năm là mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các khoản tiền gửi online kỳ hạn từ 18 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…