Kết luận của Phó Thủ tướng về điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt TP. HCM

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc tổ chức, thực hiện Dự án đường sắt đô thị TP. HCM, bảo đảm các dự án hoàn thành chất lượng, đúng tiến độ, tiết
Kết luận của Phó Thủ tướng về điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt TP. HCM

Mới đây, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Xây dựng, UBND TP. HCM và các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án xây dựng đường sắt đô thị TP. HCM, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) theo quy định.

Đồng thời chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND TP. HCM tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án theo quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ.

Khởi công tháng 8/2012,  tuyến đường sắt số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương), đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm và quan trọng tại TP. HCM.

Dự án này đã bị đội vốn từ 17.388 tỷ đồng khi phê duyệt lần đầu vào năm 2007 lên hơn 47.000 tỷ đồng.

Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên còn đang chậm cả tiến độ thi công và tiến độ giải ngân. Bắt đầu triển khai từ tháng 3/2007 và dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2018. Thế nhưng, sau hơn 10 năm triển khai, metro Bến Thành - Suối Tiên mới hoàn thành 56% khối lượng thi công.

Tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) có tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, hợp vốn từ ba nhà tài trợ gồm: 540 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); 313 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và 195 triệu USD từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).

Tuy nhiên, sau đó tổng vốn được đề xuất điều chỉnh lên hơn 2,1 tỷ USD do ảnh hưởng các yếu tố: trượt giá, chi phí tài chính, xây dựng (bổ sung khối lượng cho việc kết nối với các tuyến metro số 3b, 5 và 6; tăng chiều dài các nhà ga ngầm).

Đây là một trong 8 tuyến metro đã được phê duyệt tại TP. HCM, chiều dài toàn tuyến gần 20 km (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh), chia làm hai giai đoạn.

 >>Kiểm điểm cá nhân, tập thể để xảy ra sai sót ở metro số 1

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...