Không nới trần nợ công

Không nới thêm trần nợ công là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước tình hình nợ công có xu hướng tiến dần đến ngưỡng cuối cùng trong phạm vi cho phép. Quan điểm này đang vấp phả
Không nới trần nợ công

Không nới thêm trần nợ công là khẳng định của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trước tình hình nợ công có xu hướng tiến dần đến ngưỡng cuối cùng trong phạm vi cho phép.

Quan điểm này đang vấp phải những ý kiến trái chiều vì không tăng nợ thì không có tiền để đầu tư. Tuy nhiên, khi số tiền đầu tư được co lại, chắc chắn những hạng mục đầu tư cũng sẽ được lựa chọn kỹ càng hơn, đồng thời hạn chế tối đa sự lãng phí, dàn trải trong đầu tư.Tăng vốn, kéo dài thời gian thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động không hiệu quả, đó là những mảng tối trong đầu tư công. Tiền vẫn phải đi vay để đầu tư nhưng nhiều khi số tiền này không mang lại lợi nhuận, thậm chí trở thành món nợ mới cho Chính phủ, thành gánh nặng cho người dân.Nợ công liên tiếp tăng trong giai đoạn 2011 - 2015. Từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP và đến thời điểm này đã lên mức gần 65% GDP. Nếu không khống chế trần nợ công để đầu tư một cách hiệu quả sẽ dẫn đến áp lực trả nợ lớn hơn rất nhiều.Ở nhiều quốc gia phát triển, tỷ lệ nợ công lên tới 100%, thậm chí 200%GDP. Cũng theo nhiều nhà phân tích, nợ bao nhiêu không quan trọng bằng việc dùng tiền đầu tư vào đâu cho hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất nhằm cân bằng giữa vay và trả nợ. Cần nhất đó là loại bỏ tư duy, biến đầu tư công trở thành nơi tiêu tiền ngân sách.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...