Kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu của điều hành tín dụng năm 2023

Vụ trưởng Phạm Chí Quang nhấn mạnh: “Sức ép lạm phát trong năm 2023 là rất lớn và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là không thể chủ quan với rủi ro lạm phát”.
Kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu của điều hành tín dụng năm 2023

Chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 2023, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, năm 2022 bối cảnh trên thế giới có rất nhiều yếu tố bất trắc, rủi ro. Đó là chiến tranh Nga-Ukraine, đặc biệt là các Ngân hàng Trung ương trên thế giới thay đổi các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Từ tác động tiêu cực của Covid-19 đã chuyển sang sự tiêu cực của nền kinh tế thế giới nói chung.

“Trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng 7 lần liên tục mức lãi suất, lên đến gần 5,25%. Đây là một mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua. Bên cạnh đó, chỉ số USD Index cũng đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Tất cả những biến động kinh tế vĩ mô toàn cầu trên đã gây tác động rất lớn đến bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam”, ông Quang nói.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh (tính từ đầu năm 2022 đến nay, có tổng cộng 340 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu) và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2022 lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Fed tăng lãi suất nhanh, mạnh và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh 2 lần tăng lãi suất điều hành với tổng mức 2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng với tổng mức tăng 0,8-2 %/năm (vào các 23/9 và 25/10/2022). Tăng 1%/năm lãi suất cho vay tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên (vào ngày 25/10/2022). Đây là giải pháp kịp thời, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới để ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá.

kiểm soát lạm phát
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ.

Vụ trưởng Phạm Chí Quang cho rằng, với sự biến động của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, động thái giữ mặt bằng lãi suất cao của Fed trong tương lai sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới lạm phát và lãi suất của Việt Nam. Mặt bằng lạm phát cao trong năm 2023 sẽ tiếp tục duy trì, mặt bằng lãi suất cao và xu hướng dịch chuyển dòng vốn trên thị trường toàn cầu cũng tiếp diễn. Mức độ tác động dữ dội, nhanh mạnh của xu hướng thế giới đến kinh tế Việt nam sẽ không như năm 2022 nhưng vẫn sẽ tiếp tục dai dẳng trong năm 2023.

Còn về tình hình trong nước, ông Quang cho biết mặc dù có khả năng cao là con số lạm phát mà Tổng cục Thống kê sẽ công bố tới đây sẽ dưới 4%, nhưng dấu hiệu từ lạm phát lõi, lạm phát cơ bản là đáng quan ngại. Lạm phát cơ bản tháng 1/2022 chỉ tăng 0,66% so với cùng kỳ nhưng sau đó đã liên tục tăng nhanh, mạnh và cho tới cuối tháng 11 đã tăng 4,8%, dự báo sẽ trên 5% trong cả năm và đây là mức cao nhất trong 10 năm trở lại.

Vụ trưởng cũng nhấn mạnh: “Sức ép lạm phát trong năm 2023 là rất lớn và định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là không thể chủ quan với rủi ro lạm phát. Với độ mở của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, áp lực lạm phát nhập khẩu và áp lực lên tỷ giá là rất lớn. 

Ngân hàng nhà nước phải rất thận trọng, luôn kiên định với mục tiêu thị trường. Đó là luôn luôn hỗ trợ và cung ứng vốn đầy đủ cho nền kinh tế nhưng không chủ quan mất cảnh giác, luôn luôn phải thấy là kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong điều hành tăng trưởng tín dụng”.

Tiếp theo về vấn đề điều hành lãi suất và tỷ giá, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho hay xu hướng lãi suất sẽ tiếp tục tăng, Fed sẽ tiếp tục tăng mức lãi suất so với hiện tại. Chính vì vậy, Việt Nam rất khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới. Nhưng việc mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể làm là cố gắng giảm mặt bằng lãi suất. 

Tổ chức tín dụng cố gắng tiết giảm chi phí để có năng lực tài chính giảm mức lãi suất cho các đối tượng khách hàng phù hợp. Đây là một trong những mục tiêu rất quan trọng xuyên suốt của ngành điều hành thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ và Quốc hội.

Ông cũng cho rằng, áp lực về tỷ giá năm 2022 của Việt Nam đã giảm đi nhưng không có nghĩa là áp lực về tỷ giá năm 2023 có thể chủ quan trong bối cảnh đồng USD có nhiều bất trắc, biến động. Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên hàng đầu, xem xét rất thận trọng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 nhưng không cứng nhắc. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...