Kiến nghị công khai chất lượng chi trả của hãng bảo hiểm

VCCI đề xuất có thêm tiêu chí đánh giá chất lượng giải quyết chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm và công khai kết quả này.
Kiến nghị công khai chất lượng chi trả của hãng bảo hiểm

Kiến nghị này được Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề cập trong bản góp ý dự thảo đề án chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến 2030.

Trong đề án phát triển ngành bảo hiểm, Bộ Tài chính đặt mục tiêu có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ đến năm 2025 và 18% dân số tham gia vào 2030.

Doanh thu ngành bảo hiểm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 là 15% mỗi năm. Đến năm 2025, quy mô ngành bảo hiểm dự kiến đạt 3-3,3% GDP. Để thực hiện mục tiêu này, dự thảo đưa ra nhiều đầu việc phải làm, đặc biệt là để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam.

Bộ Tài chính cũng nhìn nhận chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm còn chưa cao vì nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, VCCI cho rằng một trong lý do quan trọng là các doanh nghiệp vẫn cạnh tranh chủ yếu bằng giá dịch vụ và hoa hồng bán hàng, chưa thực sự chú trọng cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thực tế hiện nay, trước khi ký hợp đồng, khách hàng có thể so sánh dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau theo các tiêu chí về giá và quyền lợi trong hợp đồng. Nhưng khách hàng rất khó đánh giá được chất lượng giải quyết hồ sơ để so sánh giữa các bên cung cấp với nhau.

Các chỉ tiêu về chất lượng giải quyết bồi thường, quyền lợi bảo hiểm hiện đã được các doanh nghiệp thống kê và báo cáo cho cơ quan nhà nước theo quy định tại Thông tư 195, gồm tỷ lệ trả tiền bảo hiểm; tỷ lệ hồ sơ yêu cầu còn tồn đọng; thời gian trung bình giải quyết hồ sơ; tỷ lệ số tiền đã thanh toán trên số tiền chấp thuận chỉ trả; tỷ lệ hồ sơ từ chối bồi thường trên hồ sơ đã giải quyết; tỷ lệ chấp thuận chi trả trên tổng số yêu cầu. Tuy nhiên, các thông tin này hiện vẫn chưa được cung cấp cho khách hàng.

Hiện, Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cũng chỉ công bố các chỉ tiêu chung chung, chưa tạo điều kiện để khách hàng lựa chọn và doanh nghiệp cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ, VCCI nhận định.

Khi tham khảo về thị trường bảo hiểm của một số quốc gia khác trên thế giới, VCCI đánh giá không khó khăn để tìm kiếm thông tin về các chỉ tiêu trên cho từng sản phẩm bảo hiểm của từng công ty, thậm chí có bảng so sánh rất thuận tiện để tra cứu. Các thông tin này là một trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn giữa các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm cùng loại, qua đó tạo động lực để các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ.

Với các lý do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung thêm một hoặc một số chỉ tiêu về chất lượng giải quyết chi trả bảo hiểm vào trong các chỉ tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, VCCI cho rằng cần có giải pháp buộc doanh nghiệp công khai thông tin về chất lượng cho từng loại sản phẩm bảo hiểm, thúc đẩy cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ.

Xem thêm

Cơ hội trúng “xế” xịn Honda City Rs khi mua bảo hiểm tại PVcomBank

Cơ hội trúng “xế” xịn Honda City Rs khi mua bảo hiểm tại PVcomBank

Không chỉ nhận được những ưu đãi đặc biệt, khi mua bảo hiểm nhân thọ Prudential tại PVcomBank, khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu ô tô Honda City Rs trị giá 693.000.000 đồng, máy massage cổ Hasuta, vé tham dự Đêm hội âm nhạc “Giữ lời hẹn yêu 2022” cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác.
Phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng: Mảnh đất màu mỡ...

Phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng: Mảnh đất màu mỡ...

Phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) chiếm 39% doanh thu bảo hiểm nhân thọ năm 2021 và chiếm trung bình 37% trong tổng thu nhập phí năm 2021 của các ngân hàng niêm yết. Kênh phân phối này giúp hai bên bảo hiểm và ngân hàng thu về lợi nhuận lớn, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…