Lần đầu tiên sau 4 năm, DongA Bank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đã bất ngờ thông báo chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2019. Ngày chốt danh sách là 26/9.
Lần đầu tiên sau 4 năm, DongA Bank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường

Thời gian tổ chức đại hội cũng như các nội dung cụ thể cuộc họp chưa được ngân hàng này tiết lộ. Lần gần nhất DongA Bank tổ chức đại hội cổ đôngthường niên vào tháng 7/2015.

Một tháng sau, DongA Bank bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Sau đó hàng loạt nguyên lãnh đạo của ngân hàng này bị bắt. Kể từ khi bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, cổ đông của DongA Bank không được chuyển nhượng cổ phần.

Tính đến giữa năm 2015, 4 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của DongABank  là CTCP Xây dựng Bắc Nam (10%), PNJ (7,7%), Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (6,87%), CTCP Vốn An Bình (5,42%).

Cũng từ khi bị kiểm soát đặc biệt DongA Bank đã không công bố công khai BCTC trong suốt 4 năm qua. Hiện các lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này từ chủ tịch hội đồng quản trị đến tổng giám đốc hầu hết là nhân sự mới.

Được biết, theo quy định về kiểm soát đặc biệt, DongA Bank không được phát triển tín dụng mà chủ yếu tập trung vào xử lý nợ. Tháng 9 năm ngoái, trong một thông tin hiếm hoi đăng tải trên trang web, Đông Á thông báo trong năm 2017 và tám tháng đầu năm 2018 đã thu hồi được 9.100 tỷ đồng nợ xấu (cả gốc và lãi), bằng 53,3% kế hoạch xử lý nợ xấu của năm năm (2016-2020). Như vậy theo kế hoạch đến hết năm 2020 ngân hàng phải xử lý được tầm 17.100 tỷ đồng nợ xấu.

Trước đó, DongA Bank cho biết trong giai đoạn từ tháng 8/2015 đến hết năm 2017 đã thu hồi được tổng cộng 12.100 tỷ đồng nợ xấu. Từ hai số liệu nói trên, khó bóc tách số nợ xấu mà ngân hàng này giải quyết trong năm 2018. Tuy nhiên, có thể khẳng định đến giữa năm nay nợ xấu mà Đông Á đã tháo gỡ nhiều hơn con số 12.100 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra, DongA bank đã lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 25.451 tỷ đồng vào cuối năm 2015. NHNN đã không dưới một lần khẳng định không để Đông Á phá sản và phá sản hiện chưa phải là cách thức thích hợp để tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.

Với tình trạng này của DongA Bank, để ngân hàng tiếp tục hoạt động, các cổ đông phải bỏ thêm vốn mới, ít nhất là 3.000 tỷ đồng theo quy định về vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại cổ phần.

>> Trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án ngân hàng DongA bank

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...