Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước

Ngày này đúng 8 năm trước, nước Mỹ chứng kiến một ngân hàng đầu tư hàng đầu bị phá sản. Ngày 15/9/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản với khoản nợ lên tới 619 tỷ USD.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước

Ngày này đúng 8 năm trước, nước Mỹ chứng kiến một ngân hàng đầu tư hàng đầu bị phá sản.

Ngày 15/9/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản với khoản nợ lên tới 619 tỷ USD. Sự sụp đổ của Lehman Brothers khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ nhất thế giới trong vòng một thế kỷ.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 1
Trụ sở của ngân hàng Lehman Brothers ở New York được chỉnh trang lại hoàn toàn từ đêm Chủ nhật cách đây đúng 8 năm khi một đám đông người hiếu kỳ đứng nhìn các nhân viên khăn gói rời khỏi tòa nhà này. Ảnh: AP.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 2
Sau khi kết thúc đàm phán thất bại với Barclays và Bank of Americao, Lehman Brothers đi đến quyết định cuối cùng - đệ đơn phá sản đến giới chức Mỹ. Chấm dứt cuộc đời của một ngân hàng đầu tư 158 tuổi. Bộ Tài chính Mỹ đã phản đối kịch liệt việc sử dụng tiền của chính phủ để giải cứu ngân hàng, mặc dù phía này vẫn dùng 30 tỷ USD để hỗ trợ cho thương vụ JP Morgan mua lại Bear Stearns.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 3
Một nhân viên xếp đồ rời khỏi văn phòng Lehman Brothers tại Anh. Ảnh: Getty.
80 chi nhánh của ngân hàng này trên toàn thế giới bị đóng cửa khiến cho hơn 2 triệu nhân viên ngân hàng phải nghỉ việc.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 4
Ảnh: PA.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 5
Hai nhân viên của Lehman trong ngày rời công ty. Ảnh: Getty.
Vụ việc một ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ, mới năm trước còn báo cáo lợi nhuận tích cực mà đã sụp đổ chỉ trong "nháy mắt" không khỏi thu hút sự quan tâm đông đảo của giới báo chí.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 6
Một nhân viên giao dịch mang màu áo của Lehman Brothers trong ngày ngân hàng tuyên bố phá sản. Ảnh PA.
Rất nhiều nhân viên của Lehman Brothers trong đó có Steve Goldstein - cựu nhân viên của Lehman Brothers người đã bị sa thải từ trước đó năm 1993 đến ký tên lưu bút tại tấm biển trước cửa trụ sở Lehman Brothers New York để bày tỏ niềm kính trọng đối với người mà cả thế giới ruồng bỏ - CEO cuối cùng của ngân hàng này.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 7
Steve Goldstein để lại lưu bút trên bức chân dung của Richard Fuld. Cựu nhân viên của Lehman Brothers người đã bị sa thải từ năm 1993 đến ký tên lưu bút tại tấm biển trước cửa trụ sở Lehman Brothers New York để bày tỏ niềm kính trọng đối với người mà cả thế giới ruồng bỏ - CEO cuối cùng của ngân hàng này. Ảnh: Louis Lanzano/AP
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 8
CEO Richard Fuld bị tra hỏi bởi những người phản đối sau khi ông rời khỏi Capital Hill. Ảnh: PA.
Sự sụp đổ của Lehman Brothers khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Tại sàn SGDCK London, bắt đầu phiên giao dịch ngày ngân hàng này sụp đổ, chỉ số FTSE giảm 56,50 điểm cơ bản.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 9
Chỉ số FTSE sáng ngày 15/9/2008. Ảnh: Telegraph.
Thị trường chứng khoán ở nhiều nơi khác cũng biến động mạnh.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 10
Giá dầu giảm khiến chỉ số TSX của Toronto giảm 4%. Ảnh: Reuters.
Ngày 16/9, thị trường chứng khoán tại Hong Kong giảm 5,4% và Thượng Hải giảm 4,5%, mặc dù trước đó NHTW đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm.Tháng 12/2010, chiếc biển Lehman Brothers được mua với giá 42.050 bảng trong một phiên đấu giá các tài sản của Lehman Brothers tại Christie’s. Nhiều người cho rằng đây là một sự sỉ nhục đối với ngân hàng Lehman Brothers và mức giá chiến thắng là "điên rồ". Những nhà sưu tầm kỷ vật đã không bỏ lỡ cơ hội thu thập những gì còn sót lại của ngân hàng, như sách hay các tác phẩm nghệ thuật treo trên tường.
Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước ảnh 11
Tấm biển Lehman Brothers được đem ra đấu giá. Ảnh: Getty.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...