Liên danh Vingroup – Techcombank khẳng định có thể thu xếp 16.000 tỷ đồng cho cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Để đảm bảo tính khả thi tài chính, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông xem xét có thể giảm quy mô, khối lượng ở một số các hạng mục của dự án cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành, hoặc chia ra đầu tư phân kỳ ở các giai đoạn sau.
Liên danh Vingroup – Techcombank khẳng định có thể thu xếp 16.000 tỷ đồng cho cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành

Liên danh nhà đầu tư Vingroup – Techcombank vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông liên quan đến dự án đầu tư tuyến đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Liên danh này đề nghị UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông sớm xem xét, hướng dẫn, có ý kiến thống nhất đối với 3 nội dung để liên danh chỉ đạo các đơn vị tư vấn tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo tiến độ dự án.

Cụ thể, liên quan đến hạn mức nguồn vốn tham gia của nhà đầu tư vào dự án, liên danh Vingroup – Techcombank cho biết tại cuộc họp hồi tháng 6/2022, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu liên danh thu xếp nguồn vốn tham gia dự án dự kiến tối đa khoảng 10.000 tỷ đồng.

Trên cơ sở tình hình của thị trường tài chính, biến động về thanh khoản và lãi suất, căn cứ khả năng và năng lực thu xếp vốn, liên danh Vingroup - Techcombank khẳng định tổng số vốn dự kiến tối đa mà nhà đầu tư có thể thu xếp tham gia vào dự án là 16.000 tỷ đồng.

Đối với số vốn còn lại, liên danh Vingroup – Techcombank đề nghị UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước báo cáo Thủ tướng xem xét hỗ trợ bổ sung thêm từ nguồn vốn ngân sách của địa phương hoặc trung ương để đảm bảo tổng mức đầu tư thực hiện dự án.

Cũng theo liên danh, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành như phương án đề xuất là khoảng 33.000 tỷ đồng. Sau khi tính toán, liên danh nhà đầu tư cho biết thời gian hoàn vốn của dự án là trên 30 năm (thông thường các dự án PPP đã được duyệt ít nhất phải dưới 25 năm mới được coi là dự án khả thi).

Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi tài chính, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông xem xét có thể giảm quy mô, khối lượng ở một số các hạng mục của dự án, hoặc chia ra đầu tư phân kỳ ở các giai đoạn sau.

Bên cạnh đó, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất cắt giảm (bỏ) đoạn tuyến nối 8,1km; giảm quy mô mặt cắt ngang từ 4 làn xe hoàn chỉnh (4 làn xe chạy, 2 làn khẩn cấp, mặt cắt ngang 24,75m) xuống thành 4 làn xe hạn chế (gồm 4 làn xe chạy và thiết kế các điểm dừng khẩn cấp 2-3km/1 điểm, mặt cắt ngang 17m); rà soát các đoạn đường gom thực sự cần thiết mới đầu tư; giai đoạn đầu ranh giới dự án đến đâu thực hiện GPMB đến đó.

Ngoài ra, liên danh cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Phước và UBND tỉnh Đắk Nông làm rõ việc áp dụng chỉ số giá trên địa bàn 2 tỉnh để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự án sẽ thực hiện dự kiến từ năm 2023-2024 trở đi.

Trước đó, vào đầu tháng 5/2022, liên danh Vingroup - Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa– Chơn Thành theo hình thức PPP.

Đến cuối tháng 5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận giao liên danh Vingroup - Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức PPP.

Cuối tháng 7/2022, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã có công văn đồng ý giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức PPP.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...