Liệu người dân có mất đất khi chủ tịch xã nói "cảm thấy" không đúng?

Mới đây, Thương Gia Online nhận được đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Bá Sửu, 69 tuổi, thương binh ¾, tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An phản ánh về việc chính quyền UBND xã Thanh Dương đã
Liệu người dân có mất đất khi chủ tịch xã nói "cảm thấy" không đúng?

Mới đây, Thương Gia Online nhận được đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Bá Sửu, 69 tuổi, thương binh ¾, tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An phản ánh về việc chính quyền UBND xã Thanh Dương đã tự ý gạch bỏ phần diện tích đất của gia đình ông được nhà nước phân từ năm 1967, đồng thời ra thông báo yêu cầu gia đình ông ngừng sản xuất thu hoạch hoa màu và trả lại đất.Xã thu đất “vàng” phân lô bán nềnTheo phản ánh, ông Nguyễn Bá Sửu được UBND huyện Thanh Chương, Nghệ An cấp giấy chứng nhận QSD đất năm 1995 là 4.595m2 đất, trong đó có thửa đất ở xóm 5 xã Thanh Dương (hay còn gọi là Dương Tân). Đến năm 2002, UNBD xã Thanh Dương cử cán bộ địa chính về xóm 5 mời 43 hộ dân để họp và vận động đổi cho xã khu đất Dương Tân ra bãi ven sông Lam (bãi Nổi), 42 hộ dân đã đồng ý di chuyển với chính sách 1 đổi được 1,5 diện tích.Riêng gia đình ông Sửu không đồng ý đổi, và UBND xã Thanh Dương quyết định chuyển thửa đất đã được cấp giấy CNQSDĐ sang thửa số 8, tờ bản đồ CD29 để gia đình ông canh tác. Tuy nhiên thửa đất số 8 này không có giấy chứng nhận, và từ đó nảy sinh nhiều tranh chấp từ chính quyền xã với dân. Từ đó đến nay, gia đình ông Sửu vẫn chăm chỉ canh tác trên thửa đất, còn khu đất chuyển đổi thỏa thuận với 42 hộ dân, UBND xã đã chia thành 13 thửa, và bán 12 thửa được 800 triệu đồng. Hiện 12 hộ dân mua đất đã được xây dựng nhà ở kiên cố và cấp sổ đỏ.Nhóm PV đã có cuộc trao đổi với ông Lê Doãn Hùng, Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Dương, ông Hùng xác nhận vào thời điểm năm 2002, gia đình ông Sửu không đồng ý chuyển đổi và tiếp tục được giữ lại khu vực này. Sau khi 42 hộ dân có đất ở Dương Tân đồng ý chuyển đi, UBND xã Thanh Dương đã phân thành 13 lô và đã bán 12 lô, một lô (lô sô 8) giao lại cho gia đình ông Nguyễn Bá Sửu, và gia đình ông Sửu sử dụng từ năm 2002 đến 2013 mà không có có tranh chấp nào.Ông Lê Doãn Hùng cũng cho biết tất cả những hộ gia đình mua ở đây đều được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và đã được UBND Huyện Thanh Chương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nhưng đến ngày 04/11/2015, UBND xã Thanh Dương ra thông báo số 20/TB-UBND về việc ngừng sản xuất, thu hoạch hoa màu, trả lại đất tới gia đình ông Nguyễn Bá Sửu với nội dung “Để đảm bảo việc quản lý và sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, UBND xã yêu cầu gia đình ông Nguyễn Bá Sửu ngừng sản xuất trên thửa đất số 8, diện tích 485,5m2, tờ bản đồ số 29 tại Dương Tân và thu hoạch hết hoa màu, trả lại đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 để UBND xã quản lý”.

Được biết, gia đình ông Nguyễn Bá Sửu cũng đã gửi đơn lên toà án Nhân dân Huyện Thanh Chương khiếu nại về quyền sở hữu lô 8, tờ bản đồ 29, khu Dương Tân. Toàn án nhân dân huyện đang thụ lý hồ sơ và hi vọng sẽ sớm trả lại quyền lợi cho người dân

Giải thích về nội dung này, ông Nguyễn Phùng Hùng, cán bộ địa chính của xã Thanh Dương cho biết: Vào năm 2012, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, xã Thanh Dương đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất dồn điền đổi thửa với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của gia đình ông Sửu cũng đã được chuyển đổi đầy đủ về bãi Hờ Hành. Khi được hỏi có văn bản giấy tờ nào chứng minh việc gia đình ông Sửu đã nhận đủ số đất chuyển đổi bao gồm cả lô 8 tờ bản đồ 29 này không? Ông Phùng Hùng cho biết, cái này tôi không rõ vì khi thực hiện dồn điền đổi thửa xã đã giao cho xóm tự phân chia. Nhưng khi được hỏi về văn bản phân chia này thì xã lại không có.Trong công văn số 13/UBND về việc trả lời đơn thư do ông Nguyễn Sỹ Hùng Chủ tịch UBND xã Thanh Dương ký ngày 04/11/2014, nêu rõ “trong lúc chờ làm thủ tục quy hoạch chi tiết để chuyển đổi mục đích sử dụng thì UBND xã đang tạm thời cho đấu thầu thời hạn 3 năm để sản xuất nông nghiệp. Nên trong phiếu giao nhận diện tích loại đất chủ sử dụng đất theo hiện trạng của gia đình ông mà ai đó ghi thêm và loại đất là không đúng nên UBND xã đã gạch thửa này”.Về vấn đề này, ông Lê Doãn Hùng cho biết, bản thân không nắm rõ được, còn ông Nguyễn Phùng Hùng, cán bộ địa chính lại cho rằng việc gạch đi này là do Hội đồng xét duyệt thấy không đúng thì gạch.Chủ tịch UNBD xã “cảm thấy” không đúng thì gạchĐể làm rõ vấn đề mà người dân đang bức xúc và cho rằng mình có nguy cơ bị mất đất oan uổng. Nhóm PV đã gặp và trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Hùng - Chủ tịch UBND xã Thanh Dương, Thanh Chương, Nghệ An.

Liệu người dân có mất đất khi chủ tịch xã nói "cảm thấy" không đúng? ảnh 1

Liên quan đến lô đất số 8, tờ bản đồ 29 của khu Dương Tân, ông Nguyễn Sỹ Hùng xác nhận vào năm 2002 sau khi thực hiện việc đổi đất cho 42 hộ dân tại xóm 5 Dương Tân, UBND xã đã giao cho ông Nguyễn Bá Sửu một lô đất tại khu Dương Tân.Đến tháng 03 năm 2014, công ty Sông Hồng về đo đạc cho từng hộ trong xã và làm thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đến ngày 16/03/2014 gia đình ông Sửu phát hiện ra trong phiếu giao nhận thì thửa đất số 8, tờ bản đồ CD29, loại đất ONT có đầy đủ chữ ký của Ông Nguyễn Bá Sửu, cán bộ đo đạc, cán bộ địa chính Nguyễn Phùng Hùng, và Chủ tịch UBND xã Thanh Dương Nguyễn Sỹ Hùng,Ông Chủ tịch xã Nguyễn Sỹ Hùng cho biết: khi xem xét tờ phiếu giao nhận đất này Hội đồng xét duyệt “cảm thấy không đúng” thì gạch. Và câu hỏi việc gạch bỏ thửa đất này người dân có biết không, PV chỉ nhận được sự im lặng từ người đại diện chính quyền.Một điểm đáng lưu ý là khu vực Dương Tân đã được UBND huyện Thanh Chương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1995. Nhưng kể từ năm 2002 đến nay, toàn bộ số hộ gia đình chuyển đổi ra khu vực bãi Nổi vẫn chưa cấp GCNQSDĐ. Phía xã cho biết hiện đang làm thủ tục, nhưng không phải là đất tại khu vực bãi Nổi.Chính quyền xã đã rất nhanh chóng khi làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng cho người mua đất phân lô bán nền mới trả tiền cho chính quyền xã, còn những người dân bị đẩy đi nơi khác vẫn đằng đẵng chờ đợi gần 15 năm để chính quyền cấp lại Giấy CNQSDĐ cho mình. Một người dân dấu tên nói “Chúng tôi nghe và tin chính quyền nên đồng ý đổi từ đất đang có sổ sang đất không có sổ và đến nay chúng tôi chưa có sổ".[caption id="attachment_10080" align="alignnone" mwidth="960"]

Liệu người dân có mất đất khi chủ tịch xã nói "cảm thấy" không đúng? ảnh 2

Một số người dân xã Thanh Dương bày tỏ sự bức xúc khi phải đấu thầu lại chính mảnh đất của mình[/caption]UBDN huyện Thanh Chương nói gì?Ông Nguyễn Trọng Dũng, cán bộ phòng Địa chính huyện Thanh Chương cho biết: UBND Huyện đã nắm bắt được những thông tin gia đình ông Sửu phản ánh. Ông Dũng cũng cho hay: “Thực hiện việc phân quyền quản lý đất đai của chính phủ, huyện không quản lý chi tiết mà dựa trên những báo cáo của UBND xã, nên việc này thuộc trách nhiệm của UBND xã Thanh Dương”.Ông Dũng đưa ra nhận xét: “UBND xã Thanh Dương đã để xảy ra nhiều tình trạng khiếu kiện về đất đai do cấp xã còn thiếu sót trong việc rà soát đất công ích, trong công tác chuyển đổi đất xã không quản lý được tình hình thực tế, cũng như ghi nhận đầy đủ bằng các văn bản liên quan. Việc xã Thanh Dương làm việc dựa trên cảm tính, thiếu hệ thống văn bản quản lý đất đai giữa các lần chuyển đổi gây hậu quả khiếu kiện kéo dài”.Với mảnh đất hoàn toàn hợp pháp, đã được gia đình ông Sửu canh tác suốt 50 năm qua, nhưng nay bỗng nhiên bị yêu cầu dừng canh tác, thu hoạch và trả lại đất, việc này không chỉ khiến gia đình ông mà bà con làng xóm xã Thanh Dương bức xúc, phẫn nộ. Mỗi lần người dân đến hỏi cán bộ địa chính xã thì chỉ câu trả lời “mập mờ” việc chuyển đổi diễn ra từ lâu rồi, các biên bản xóm tự giữ và xác nhận... Đây có phải là lý do mà gia đình ông Sửu đang phải chịu đựng sự bất công, và câu hỏi đang chờ cơ quan chức năng huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An làm rõ. Việc trả lại đất cho gia đình ông Sửu hoàn toàn chính đáng cũng cần được nhanh chóng giải quyết.

 Nhất Phong - Đinh Hoàng - T.Nhi

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...