Lộ diện những "con nợ" lâu năm của Cục thuế Hà Nội

Điển hình trong số những “con nợ” lâu năm của Cục Thuế Hà Nội là CTCP Lilama Hà Nội nợ từ năm 2008 đến này với tổng số tiền hơn 193 tỷ đồng (bao gồm tiền sử dụng đất, thuế, phí và tiền chậm nộp).
Lộ diện những "con nợ" lâu năm của Cục thuế Hà Nội

Cũng theo Cục Thuế Hà Nội,  doanh nghiệp này triển khai Dự án văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở tại địa chỉ 52 Lĩnh Nam cách đây hàng chục năm. Đến nay, tổng số 270 căn hộ và 17 căn thấp tầng của dự án đã được bán hết, tiền thu về đến 95%, nhà đã bàn giao cho khách, bất động sản tồn kho bằng 0 nhưng doanh nghiệp vẫn nợ ngân sách tiền thuế, phí.

Thống kê của Cục Thuế Hà Nội cho thấy, từ năm 2008 đến nay, doanh nghiệp này chỉ nộp 202 triệu tiền thuế trong khi năm 2017 vẫn đều đặn trả lương cho 111 lao động với tổng thu nhập chịu thuế trả cho cá nhân gần 6 tỷ đồng; năm 2018, tổng thu nhập chịu thuế là hơn 3,5 tỷ đồng.

Doanh nghiệp hiện có công nợ phải thu từ khách hàng gần 113 tỷ đồng. Mặc dù cơ quan Thuế, ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng của thành phố đã nhiều lần mời doanh nghiệp lên làm việc để đôn đốc, nhưng đơn vị này vẫn chây ỳ không nộp.

Đáng chú ý hơn khi trước đó, Lilama Hà Nội cũng từng lọt vào danh sách nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài từ 6 tháng trở lên do cơ quan BHXH TP Hà Nội công bố. Cụ thể, Lilama Hà Nội đang nợ đọng BHXH của 35 người lao động trong thời gian 52 tháng với tổng số nợ hơn 8,8 tỷ đồng.

Hay một cái tên khác cũng ghi nhận “thành tích” nợ thuế lâu năm không kém Lilama Hà Nội là Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hoàng Hà. Chỉ riêng với Dự án Khu nhà ở cho cán bộ chiến sĩ công an quận Hoàng Mai, doanh nghiệp này đã có số nợ xấp xỉ 157 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc tiền sử dụng đất 53 tỷ đồng, tiền chậm nộp trên 97 tỷ đồng (vì doanh nghiệp đã nợ thuế trên 10 năm nên bị tính lãi suất chậm nộp).

Ngoài số nợ trên, đơn vị còn khoản nợ thuế, phí khoảng 6,5 tỷ đồng. Nợ thuế kéo dài trong khi 398 căn hộ của dự án đã được bán hết và đã bàn giao cho khách hàng đưa vào sử dụng. Tiền thu được qua 4 đợt là 90%. Hiện doanh nghiệp này cũng đang triển khai dự án BT đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng ra quốc lộ 1A.

Với doanh nghiệp này, cơ quan Thuế đã áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc thu hồi nợ như: Cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, cưỡng chế hóa đơn không có giá trị sử dụng, công khai nợ thuế trên trang website Cục Thuế Hà Nội… nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan.

Theo thông tin từ cơ quan này, hiện trên địa bàn có khoảng 324 doanh nghiệp có số nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên, trong đó có hàng chục doanh nghiệp nợ thuế lớn lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Trong đó, doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất tại Hà Nội hiện nay là Công ty CP Thương mại và xây dựng Á Châu với số tiền 480 tỷ đồng. Nhóm doanh nghiệp như Công ty CP Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 cũng đang nợ thuế 334 tỷ; Công ty CP Quốc tế CT Việt Nam nợ 134 tỷ; Công ty TNHH đá quý Thế giới nợ 126 tỷ; Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn nợ 91 tỷ…

Được biết, đối với các “con nợ” lâu năm Cục Thuế Hà Nội đang tiến hành rà soát để thực hiện các bước xác minh thông tin, áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo (kê biên tài sản, thu tiền từ bên thứ ba và thu hồi giấy phép kinh doanh). 

Đối với các trường hợp qua quá trình quản lý đánh giá có dấu hiệu chây ỳ (có dòng tiền luân chuyển nhưng không thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước), Cục Thuế đã chuyển sang chế độ thanh tra đột xuất, toàn diện để có cơ sở đánh giá, báo cáo, đề xuất UBND thành phố và Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính có các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa như thu hồi dự án, cưỡng chế...

Xem thêm

Tập đoàn Yên Khánh - "quán quân" nợ thuế của TP.HCM

Tập đoàn Yên Khánh - "quán quân" nợ thuế của TP.HCM

Trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế vừa bị Cục Thuế TP.HCM "bêu tên", CTCP Tập đoàn Yên Khánh là đơn vị có số tiền nợ thuế cao nhất lên tới hơn 164 tỷ đồng, chiếm 1/5 tổng số nợ thuế của thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...