Lo khả năng sinh lời của ngân hàng suy giảm sau các đợt điều chỉnh lãi suất

Vietnam Investors Vietnam (VIS Rating) cho rằng, trong năm 2023, các điều kiện hoạt động kinh doanh suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngành ngân hàng. Khả năng sinh lời sẽ suy giảm từ mức đỉnh năm 2022.

Theo VIS Rating, yếu tố ảnh hưởng đầu tiên ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng là các nguồn thu chính từ thu lãi thuần và thu phí và dịch vụ thuần đang bị chịu áp lực. 

Trong đó, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) sẽ giảm từ mức đỉnh của năm 2022, do chi phí tín dụng tăng và tăng trưởng doanh thu từ các nguồn thu nhập chính giảm. Tăng trưởng thu nhập lãi cho vay sẽ giảm do biên lãi ròng thu hẹp và tăng trưởng cho vay chậm lại. Tăng trưởng thu nhập ngoài cho vay cũng sẽ giảm tương tự khi thu phí và thu nhập liên quan đến thị trường vốn giảm.

Chi tiết hơn, biên lãi ròng sẽ thu hẹp do tác động từ những đợt tăng lãi suất chính sách gần đây. Hiện, các ngân hàng đang phải chịu áp lực cạnh tranh kết hợp với yêu cầu của cơ quan quản lý về lãi suất huy động nhanh hơn lãi suất cho vay, theo đó thu hẹp biên lãi ròng. 

Ngân hàng Nhà nước với mục tiêu là duy trì sự ổn định kinh tế và kiềm chế áp lực lạm phát nên VIS Rating cho rằng, điều hành lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục theo hướng thắt chặt. Các ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục cạnh tranh trong việc huy động tiền gửi. Cùng với nhu cầu tín dụng chậm lại, biên lãi ròng sẽ thu hẹp và rõ nét hơn đối với các ngân hàng nhỏ có mạng lưới tiền gửi khiêm tốn và thanh khoản eo hẹp.

Ngoài ra, việc tăng trưởng thu nhập ngoài thu lãi cho vay sẽ giảm tốc do điều kiện thị trường không thuận lợi cũng sẽ là một yếu tố tác động lớn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Thu phí liên quan đến thị trường vốn từ lưu ký, tư vấn, bảo lãnh và phát hành sẽ thu hẹp do tâm lý kém khả quan trên thị trường chứng khoán và trái phiếu. Kết thúc năm 2022, chỉ số chứng khoán đóng cửa giảm 33% so với đầu năm, và quy mô phát hành mới trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm.

Thu từ mua bán chứng khoán có thể sẽ giảm do lãi suất cao hơn và biến động thị trường kéo dài. Tăng trưởng phí bán chéo bảo hiểm cũng sẽ chậm lại do tâm lý khách hàng và cơ hội bán chéo giảm. Số lượng hợp tác bán chéo bảo hiểm mới giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm và thu nhập từ phí trả trước cũng sẽ giảm.

Liên quan đến vốn của hệ thống ngân hàng, theo VIS Rating, tỷ lệ an toàn vốn sẽ duy trì ổn định và còn thấp so với mặt bằng khu vực. Khả năng sinh lời giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo vốn nội bộ của các ngân hàng. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng chậm lại sẽ làm giảm bớt áp lực lên vốn. Cho đến nay, mức vốn lõi của các ngân hàng Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất so với các hệ thống ngân hàng trong khu vực. Do vậy nếu không tăng vốn đủ lớn, các ngân hàng sẽ dễ bị ảnh hưởng trước rủi ro phát sinh từ các sự kiện và có thể cần đến sự hỗ trợ đặc biệt trong những thời điểm căng thẳng.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước có tỷ lệ vốn tự có thấp nhất, chủ yếu do khả năng tạo vốn nội bộ còn khiêm tốn. Trước đến nay, các ngân hàng thương mại Nhà nước thường phải chuyển cổ tức bằng tiền về cho Chính Phủ hàng năm và tính chất sở hữu Nhà Nước và thủ tục hành chính kéo dài cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn mới từ các nhà đầu tư tư nhân. Nhiều ngân hàng đã bổ sung nhu cầu vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu thứ cấp trong nước (trái phiếu tăng vốn cấp 2. 

Khoảng 25% giá trị trái phiếu ngân hàng phát hành trong năm 2021 là trái phiếu tăng vốn cấp 2. Các ngân hàng sẽ tăng sử dụng kênh tăng vốn cấp 2 để bổ sung nhu cầu vốn, do khó khăn trong việc tăng vốn chủ sở hữu do tâm lý e ngại rủi ro của nhà đầu tư.

Đặc biệt, liên quan đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng, VIS Rating cho rằng, rủi ro thanh khoản sẽ nghiêng về các ngân hàng vừa và nhỏ khi thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng vẫn duy trì mức ổn định nhưng eo hẹp. Các ngân hàng cạnh tranh sát sao để cân đối tiền gửi với cho vay và do lo ngại rủi ro trên thị trường liên ngân hàng. Do vậy, chi phí huy động vốn sẽ tăng, nhất là với các ngân hàng nhỏ với mạng lưới chi nhánh giao dịch hạn chế.

Lo khả năng sinh lời của ngân hàng suy giảm sau các đợt điều chỉnh lãi suất ảnh 6

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...