LPB chào bán thêm hơn 3.200 tỷ đồng trái phiếu không đảm bảo ra công chúng

Giá trị này đến từ chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 2 năm 2022 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Bao gồm, mã LPB7Y202203 là 29.442.050 trái phiếu và mã LPB1OY202204 là 3.487.700 trái phiếu…
trái phiếu
LPB chào bán thêm hơn 3.200 tỷ đồng trái phếu không đảm bảo ra công chúng

Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (mã chứng khoán: LPB) có văn bản công bố thông tin về việc chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 2 năm 2022 đối với mã LPB7Y202203 và LPB1OY202204 gửi đến Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao dịch Chứng khoán liên quan.

LPB cho biết, mục đích dự kiến của việc phát hành là để bổ sung nguồn vốn huy động trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng quy mô vốn hoạt động và vay vốn trung, dài hạn của khách hàng.

Cũng theo LPB, đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không có bảo đảm, không kèm theo chứng quyền, là nợ thứ cấp và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức phát hành.

Thông tin cho thấy, hai trái phiếu này có mã LPB7Y202203 và LPB10Y202204 có cùng chung mệnh giá là 100.000 đồng/trái phiếu. Số lượng trái phiếu chào bán đợt này bằng tổng số lượng trái phiếu chưa chào bán hết của đợt 1 và số lượng trái phiếu chào bán dự kiến của đợt 2 đã được phê duyệt.

Cụ thể, tổng số lượng chào bán đợt 2 là 32.929.750 trái phiếu. Trong đó, mã LPB7Y202203 là 29.442.050 trái phiếu. Bao gồm, 16.442.050 trái phiếu chưa chào bán hết của đợt 1 và 13.000.000 trái phiếu chào bán dự kiến của đợt 2 đã được phê duyệt. Đối với mã LPB10Y202204 là 3.487.700 trái phiếu. Bao gồm 1.487.700 trái phiếu chưa chào bán hết của đợt 1 và 2.000.000 trái phiếu chào bán dự kiến của đợt 2 đã được phê duyệt. Tổng giá trị trái phiếu chào bán theo mệnh giá là gần 3.293 tỷ đồng.

Cũng theo ngân hàng này, kỳ hạn của từng mã trái phiếu khách nhau từ 07 – 10 năm. Trong đó, đối với mã LPB7Y202203 có kỳ hạn 7 năm và mã LPB10Y202204 kỳ hạn là 10 năm. Thời gian nhận đăng ký mua từ ngày 10/6 đến 30/6/2023.

Mức lãi suất của hai lô trái phiếu này được tính theo lãi tham chiếu và thả nổi, đối với mã LPB7Y202203, biên độ thả nổi 2,8%/năm và LPB10Y202204 biên độ là 3,1%/năm. Trong đó, lãi suất tham chiếu, đối với mỗi kỳ tính lãi là bình quân lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, kỳ hạn 12 tháng, trả lãi cuối kỳ bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam;  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Thông tin từ LPB, số lượng đặt mua tối thiểu đối với Nhà Đầu tư cá nhân là 200 trái phiếu, tương đương với 20 triệu đồng tính theo mệnh giá và Nhà Đầu tư tổ chức là 10.000 trái phiếu, tương đương 1 tỷ đồng. Và để tránh nhầm lẫn, Nhà Đầu tư chỉ được đăng ký mua số luợng trái phiếu chẵn đến hàng đơn vị.

Trước đó, theo phương án phát hành trái phiếu với cùng mục đích bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn đáp ứng nhu cầu tăng quy mô vốn hoạt động và vay vốn trung, dài hạn của khách hàng. Từ ngày 10/12/2022 - 30/12/2022, LPB đã chào bán đợt 1 với  19,5 triệu trái phiếu, mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, với hai loại kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Đây cũng là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo, không kèm theo chứng quyền, là nợ thứ cấp và thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng, có tổng trị giá 1.950 tỷ đồng.

Theo bản Cáo bạch chào bán trái phiếu ra công chúng theo kế hoạch năm 2022 của LPB, ngân hàng này sẽ còn thêm một đợt phát hành nữa (đợt 3) sẽ được phát hành từ quý 1 đến quý 2/2023 với hai lô trái phiếu có mã LPB7Y202205 có giá trị 500 tỷ đồng và LPB10Y202206 có giá trị phát hành 50 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 1/2023 của LPB cho thấy, tại ngày 31/3/2023 ngân hàng này đang có lượng trái phiếu phát hành vào hơn 21.300 tỷ đồng, chủ yếu kỳ hạn từ 01 - 05 năm.

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, lượng trái phiếu phát hành này của LPB thuộc 24 mã trái phiếu được ngân hàng này phát hành trong năm 2021 và 2022 và sẽ đáo hạn từ 2023 đến 2025.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...