Maritime Bank phản hồi về khoản cho vay Phó Thủ tướng yêu cầu thanh tra

Thực hiện chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc làm rõ nội dung khiếu kiện của bà Trương Thị Đào,Maritime Bank cam kết sẽ tiếp tục phối hợp và cung cấp lại toàn bộ thô
Maritime Bank phản hồi về khoản cho vay Phó Thủ tướng yêu cầu thanh tra

Ngày 3/10/2017, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu thanh tra việc chấp hành pháp luật của Maritime Bank Chi nhánh Khánh Hòa và Eximbank - Chi nhánh Nha Trang trong việc cho 4 doanh nghiệp vay vốn tín dụng gồm Quốc Hân, Long Thủy, Khải Hoàn và Thiên Kim.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã có thông tin chi tiết về khoản tín dụng này.

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình vào tháng 5/2017, Maritime Bank đã có báo cáo chi tiết tới Ngân hàng Nhà nước về vụ việc liên quan đến đơn tố cáo của bà Trương Thị Đào, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Hân về việc xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu của 4 công ty tại Chi nhánh Khánh Hòa thuộc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank).

Ngày 26/6/2017, Maritime Bank đã có buổi làm việc trực tiếp với Đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước và cung cấp cho Đoàn toàn bộ các hồ sơ có liên quan.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc làm rõ nội dung khiếu kiện của bà Trương Thị Đào, Maritime Bank cam kết sẽ tiếp tục phối hợp và cung cấp lại toàn bộ thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Năm 2007, Chi nhánh Khánh Hòa – Maritime Bank có cho 4 công ty trên (bao gồm Công ty Quốc Hân, Long Thủy, Khải Hoàn và Thiên Kim) vay vốn ngắn hạn với tài sản đảm bảo bao gồm: bất động sản của Công ty Quốc Hân và tài sản cá nhân của bà Trương Thị Đào (Giám đốc Công ty Quốc Hân) và bà Phạm Thúy Uyển (con gái bà Đào).

Năm 2010, do các công ty không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ nên Maritime Bank đã tiến hành khởi kiện tại Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Theo nội dung các bản án sơ thẩm, Tòa án đã công nhận sự thỏa thuận của các bên và yêu cầu các công ty đến ngày 31/12/2010 phải thanh toán hết các khoản nợ với Maritime Bank với tổng số nợ gốc và lãi của cả 4 công ty là hơn 15 tỷ đồng.

Sau thời gian này, nếu các công ty không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì Maritime Bank có quyền yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Khánh Hòa kê biên, bán tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

Sau khi có quyết định của tòa án, bà Trương Thị Đào có trả một phần cho khoản nợ của Công ty Khải Hoàn là 1,8 tỷ đồng. Số tiền nợ còn lại các công ty không thanh toán cho Maritime Bank như đã cam kết.

Đồng thời, trong suốt nhiều năm qua từ năm 2011 đến nay, bà Trương Thị Đào đã liên tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh và các cơ quan trung ương khác nhằm trì hoãn nghĩa vụ trả nợ của các công ty.

Maritime Bank cũng đã có rất nhiều buổi làm việc với các cơ quan hữu quan để cung cấp thông tin, trình bày vụ việc và mất nhiều thời gian chờ đợi kết qua thanh, kiểm tra để có thể thu hồi được tài sản của mình.

Ngày 3/10/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định “Không khởi tố vụ án hình sự” đối với nội dung tố giác của bà Trương Thị Đào. Quyết định nêu rõ: “Nội dung đơn đã được giải quyết bằng các vụ án kinh doanh thương mại và đang trong giai đoạn thi hành án, không có dấu hiệu tội phạm hình sự”.

Ngày 10/10/2016, Viện KSND Khánh Hòa đã ra Thông báo số 1411/KSĐT-P2 về việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với nội dung tố giác của bà Trương Thị Đào. Trong đó nêu rõ: “Qua xác minh tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Khánh Hòa xác định: Người nhận các khoản tiền giải ngân cho 3 hợp đồng vay đứng tên 3 công ty (Công ty TNHH Long Thủy, Công ty TNHH TM&DV Thiên Kim, Công ty TNHH TM&DV Khải Hoàn) là bà Phạm Thúy Uyển (con gái bà Trương Thị Đào).

Ngoài ra, bà Trương Thị Đào còn có “Đơn xin rút tài sản” gửi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Khánh Hòa, trong nội dung đơn, bà Đào có xác nhận việc bảo lãnh các khoản vay đứng tên 3 công ty nêu trên”.

Vụ việc trên đã kéo dài trong suốt nhiều năm gây thiệt hại không nhỏ cho Maritime Bank và cho đến nay vẫn chưa hoàn tất được phần thi hành án theo phán quyết của tòa án mặc dù tất cả các hồ sơ liên quan đều đang thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo nhà băng này, những khoản nợ xấu tồn đọng lâu năm cùng sự bất hợp tác của khách hàng vay nợ đang là vấn đề đau đầu của nhiều ngân hàng trong hệ thống.

"Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành để nhanh chóng thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý nợ xấu theo đúng tinh thần của Nghị quyết 42/2017/QH14 được Quốc hội ban hành vào tháng 8 vừa qua", MaritimeBank cho hay. 

>> Thanh tra 2 chi nhánh thuộc Maritime Bank và Eximbank

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...