Năm 2018: Hà Nội sẽ giảm hơn 7.400 biên chế công chức, viên chức

Sáng 5/12, tại kỳ họp thứ 5, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 15, Hội đồng nhân dân thành phố đã thông qua Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2018 với 96/97
Năm 2018: Hà Nội sẽ giảm hơn 7.400 biên chế công chức, viên chức

Ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố chấp thuận bố trí bổ sung:

14 biên chế viên chức cho Trung tâm Mua sắm tập trung thuộc Sở Tài chính; 29 biên chế viên chức để thành lập Trường Trung học Phổ thông Đông Mỹ, huyện Thanh Trì từ nguồn biên chế dự phòng và biên chế dôi dư do sắp xếp.

Cũng theo ông Sáng cho biết: "Đây là lần kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế lớn nhất từ trước đến nay".

Về kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết: “Đây là lần kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế lớn nhất từ trước đến nay.

Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên triển khai quyết liệt và thành công, được Trung ương và dư luận đánh giá cao.

Một số kết quả cụ thể: Thành phố đã hoàn thành sắp xếp 70 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành 41 Ban Quản lý dự án (giảm 41,4%);

Tinh giản được 1.267 biên chế, gồm 282 biên chế công chức và 668 biên chế viên chức do sắp xếp tổ chức bộ máy, 317 biên chế theo phương án chuyển đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần.

Thành phố cũng đã giải quyết 551 trường hợp nghỉ tinh giản theo Nghị định số 108 năm 2014 của Chính phủ.

Thành phố cũng đã chuyển thêm được 5 đơn vị tự chủ kinh phí thường xuyên với 1.145 biên chế viên chức.

Đến nay, toàn Thành phố đã chuyển được 95 đơn vị sang tự chủ với 6.635 biên chế viên chức.

Năm 2017, Thành phố chỉ đạo Sở Nội vụ thực hiện thanh tra 4 đơn vị về công tác quản lý biên chế, tiền lương, bổ nhiệm, tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức, người lao động;

Kiểm tra 20 đơn vị tại 8 quận huyện, 8 sở ngành và 4 đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố, kiểm tra công vụ đột xuất 32 đơn vị.

Qua thanh tra, kiểm tra đã kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh một số tồn tại, thiếu sót tại các cơ quan, đơn vị để nâng cao ý thức, trách nhiệm và thái độ phục vụ công dân và các tổ chức tốt hơn”.

Ông Trần Huy Sáng cho rằng: “Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố và chủ trương tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức viên chức của Bộ Chính trị, thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10%, kế hoạch sử dụng biên chế năm 2018 của thành phố như sau:

Biên chế hành chính là 10.661, trong đó biên chế công chức là 8.891 (giảm 225 biên chế so với năm 2017.

Biên chế sự nghiệp là 148.822, trong đó biên chế viên chức là 127.933 (giảm 7.190 biên chế) và 11.568 chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68 năm 2000 của Chính phủ (giảm 1.137 chỉ tiêu do chuyển chỉ tiêu theo các đơn vị tự chủ và giảm do sắp xếp)".

Trong báo cáo thẩm tra, Trưởng ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội - ông Nguyễn Hoài Nam cho biết:

“Ban Pháp chế đồng ý với tờ trình của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch sử dụng biên chế sự nghiệp năm 2018 của thành phố.

Ban đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện tổng biên chế hành chính sự nghiệp theo đúng số giao của nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố;

Nếu quyết định giao của Chính phủ và thẩm định của Bộ Nội vụ thay đổi thì Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố trước khi thực hiện.

Ban Pháp chế cũng đề nghị Ủy ban nhân dân tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính và việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan thuộc thành phố;

Yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm và không được tự ý ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, kiên quyết chấm dứt theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố.

Đối với những đơn vị cố tình không thực hiện, đề nghị xem xét kỷ luật theo quy định".

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...