Năm 2022, KienlongBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 682 tỷ đồng

Nhờ linh hoạt trong chiến lược phát triển với nền tảng số hóa mạnh mẽ, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UpCoM: KLB) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 4.
682 tỷ đồng
Năm 2022, KienlongBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 682 tỷ đồng

Kết thúc năm tài chính 2022, bám sát theo các mục tiêu trọng yếu và các chỉ tiêu kinh doanh được ĐHĐCĐ thông qua, KienlongBank đã hoàn thành vượt kế hoạch năm. Cụ thể, tính riêng trong quý 4 năm 2022, KienlongBank đã đạt được 168,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 28,2% so với quý 4 năm 2021. Lợi nhuận sau thuế quý 4 năm 2022 đạt hơn 134,6 tỷ đồng. Tổng thu nhập tăng 196,9 tỷ đồng, tương đương tăng 37,14% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần ghi nhận tăng 140,5 tỷ đồng (tương ứng tăng 33,99% so với cùng kỳ) và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 86,6 tỷ đồng (tương ứng tăng 114,30% so với cùng kỳ).

Lũy kế năm 2022, lợi nhuận trước thuế KienlongBank đạt gần 682 tỷ đồng và mang về 544,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu so với năm 2021, lợi nhuận đạt được có giảm, nguyên nhân chính là do trong năm 2021, Ngân hàng có phát sinh thêm khoản thu nhập từ việc thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín theo Phương án cơ cấu lại KienlongBank gắn với xử lý nợ xấu đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Mặc dù vậy, KienlongBank đã vượt so với kế hoạch đạt 660 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đề ra từ trước.

Đặc biệt, tổng thu nhập hoạt động tăng 294,4 tỷ đồng, tăng 12,70% so với năm trước, chủ yếu do thu nhập lãi thuần tăng 160,6 tỷ đồng, tăng 8,32% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 140,4 tỷ đồng, tức tăng 54,92% so với năm 2021

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản hợp nhất của KienlongBank ghi nhận gần 85.760 tỷ đồng. Tổng huy động vốn đạt 75.843 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 45.498 tỷ đồng, tăng 16,12% so với năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục kiểm soát dưới 1,18%. Trong năm 2022, nhằm tích lũy nguồn lực xử lý rủi ro và đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững, KienlongBank cũng đã tăng cường trích lập dự phòng. Theo đại diện của Ngân hàng, để kiểm soát, ngăn ngừa nợ xấu, Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro, tạo bộ đệm dự phòng lớn.

Các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng được Ngân hàng quyết liệt thực hiện trong hoạt động kiểm soát - xử lý - thu hồi nợ, giúp tín dụng của Ngân hàng được giữ vững. Bên cạnh đó, KienlongBank không ngừng đổi mới về cơ cấu quản trị và bộ máy điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tạo nên những nguồn lực mới, chính sách mới, phát huy tiềm lực vốn có. Vì vậy, KienlongBank liên tiếp ghi nhận những kết quả tăng trưởng kinh doanh tốt cùng các chỉ số hoạt động an toàn trong suốt năm 2022 vừa qua.

Năm 2022, KienlongBank cũng đã chủ động trong việc quản trị rủi ro, tiết giảm tối đa chi phí phát sinh trong các hoạt động vận hành, dành một phần lợi nhuận kinh doanh để triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng. Theo đó, Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay từ 1% - 2%/năm; triển khai nhiều giải pháp phù hợp, hỗ trợ cho cả nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng đã chủ trương theo hướng tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ… 

Song song với hoạt động giảm và ưu đãi lãi suất cho vay đối với một số ngành nghề ưu tiên, Ngân hàng cũng đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao số lượng khách hàng được tiếp cận các gói vay ưu đãi, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh, qua đó kích cầu nền kinh tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...