Ngân hàng đồng loạt cảnh báo tội phạm thẻ bùng phát cuối năm

Chiêu trò chiếm đoạt thường là hù doạ nạn nhân rằng họ liên quan đến các vụ án, hoặc tài khoản ngân hàng dính đến rửa tiền...
Ngân hàng đồng loạt cảnh báo tội phạm thẻ bùng phát cuối năm

Gần đây, các đối tượng xấu thường giả danh điều tra viên, cán bộ cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... liên hệ nạn nhân bằng số cố định, khai thác thông tin. Các chiêu trò phổ biến là hù doạ rằng, theo thông tin điều tra, họ đang nằm trong danh sách rửa tiền, đề nghị mở tài khoản và đăng ký tài khoản ngân hàng điện tử tại ngân hàng X để kiểm tra nguồn tiền...

Hoặc là thông báo, hiện tại, bưu điện đang ghi nhận bưu phẩm liên quan đến dư nợ thẻ tín dụng của nạn nhân. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân truy cập vào đường dẫn của cơ quan công an điều tra để được hỗ trợ chuyển tiền ngay. Nếu không đồng ý truy cập và thanh toán sẽ chịu truy tố trước pháp luật... Các nạn nhân thực hiện theo yêu cầu của đối tượng giả danh và sẽ bị thiệt hại tài chính.

Trường hợp chị Thu Nga (quận 6, TP HCM) là ví dụ. Chị cho biết tuần rồi có số điện thoại lạ gọi, thông báo chị đang nợ hơn 200 triệu đồng tại một ngân hàng ở Hà Nội, công an Hà Nội sẽ gửi lệnh bắt chị trong vòng vài giờ đồng hồ nữa.

Chẳng giao dịch gì với ngân hàng nhưng do bị gọi liên tục với những lời lẽ hù doạ, chị hoảng sợ nên đã nộp vào tài khoản của chúng 200 triệu đồng, sau đó bình tĩnh lại chị mới biết mình bị lừa đành đi báo công an.

Trước diễn biến phức tạp trên, nhiều ngân hàng cho biết, cuối năm khi các doanh nghiệp chi trả lương, thưởng tết cũng là "mùa" mà tội phạm thẻ hoạt động mạnh nhất. Do đó, không chỉ các ngân hàng phải tìm biện pháp đối phó, bản thân các chủ tài khoản hay chủ thẻ cũng phải đề cao cảnh giác.

Trong thông tin cảnh báo khách hàng mới đây, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam - Techcombank khuyến nghị khách hàng không cung cấp các thông tin bảo mật như tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã OTP (mật khẩu một lần - One Time Password),... cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào. Đặc biệt không cung cấp mã OTP vì thông tin này chỉ được xác thực trong các trường hợp khách hàng là người trực tiếp và chủ động thực hiện chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, thay đổi thông tin.

Ngoài ra, khách hàng không được chụp hình thẻ hoặc các thông tin thẻ (số thẻ đầy đủ, ngày hết hạn, mã số bảo mật CVV2 mặt sau thẻ) gửi qua email, đưa lên các trang mạng xã hội. Song song đó, khách không truy cập các trang web không đáng tin cậy, hoặc nhấp vào bất kỳ đường dẫn nào yêu cầu cung cấp/cập nhật thông tin cá nhân và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử.

Tương tự, Vietcombank cũng vừa gửi một loạt email cảnh báo khách hàng về các biện pháp phòng tránh rủi ro, lừa đảo khi giao dịch trực tuyến. Theo nhà băng này, dịp Tết Nguyên Đán sắp tới là mùa mua sắm của khách hàng, nhất là mua sắm online và cũng là thời điểm các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp.

Đối với khách hàng là chủ đơn vị bán hàng trực tuyến, đối tượng sẽ giả mạo đang ở nước ngoài cần mua hàng hóa dịch vụ, trực tuyến cho người thân. Sau đó, yêu cầu thanh toán bằng cách chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền (Moneygram, Western union,..), rồi gửi người bán tin nhắn có link truy cập vào webiste giả mạo. Khi chủ cửa hàng truy cập vào sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử, đối tượng sẽ lợi dụng rồi thực hiện giao dịch gian lận.

Với khách hàng đang sử dụng ví điện tử như Zalo, MoMo, Payoo... đăng tải câu hỏi lên website, fanpage của nhà cung cấp, đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ khách hàng và hỏi về vướng mắc khi sử dụng. Sau đó, đối tượng lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử như là 1 bước yêu cầu để khắc phục lỗi rồi lợi dụng thông tin này thực hiện giao dịch gian lận.

Một thủ đoạn lừa đảo khác là với khách hàng có nhu cầu vay tín dụng trực tuyến, đối tượng giả mạo là người cho vay trực tuyến, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử rồi lợi dụng các thông tin này để thực hiện giao dịch gian lận.

Trong khi đó, Maritime Bank cảnh báo thủ đoạn giả mạo thông báo tài khoản E-Banking của khách hàng bị xâm nhập trái phép hoặc sắp hết hiệu lực và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận lại thông qua đường link độc hại. Hoặc kẻ gian giả mạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập có giao diện tương tự website thật bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh ngân hàng tới khách hàng, trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng đăng nhập, từ đó chiếm đoạt các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ...

Theo Lệ Chi/VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...