Ngân hàng đua tăng lãi suất: Vì đâu?

Lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại “nổi sóng” trở lại khi không chỉ các ngân hàng nhỏ mà các ngân hàng lớn cũng nhập cuộc. Liệu đây có thể xem là động thái
Ngân hàng đua tăng lãi suất: Vì đâu?

Theo các biểu lãi suất các ngân hàng áp dụng từ đầu tháng 7 tại hơn 30 ngân hàng thương mại trong nước, mức lãi suất cao nhất thị trường hiện lên tới 8,6% do VietCapitalBank đưa ra với các kỳ hạn dài trên 24 tháng. Nhiều ngân hàng khác cũng áp dụng mức lãi suất huy động trên 8%/năm.

Tuy nhiên, không chỉ các kỳ hạn dài mà mức ngay cả các kỳ hạn ngắn cũng đang được nhiều ngân hàng đẩy lên mức cao.

Cạnh tranh quyết liệt

Mới đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã quyết định đưa mức lãi suất huy động kỳ hạn 9 tháng lên đên 8,2%/năm. Với mức lãi suất này, SHB đang là ngân hàng niêm yết mức lãi suất tiết kiệm cao nhất trong hệ thống ở kỳ hạn 9 tháng. Bởi cùng kỳ hạn này nhưng tại kienlongbank khá thấp, chỉ 7%/năm, NCB 7,5%/năm, VietcapitalBank 7,8%...

Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) lãi suất kỳ hạn 1 tháng cũng được nâng lên 0,4-0,5 điểm phần trăm lên 5,5% với khoản tiền gửi trên 10 tỷ đồng. lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy ở nhà băng này cũng tăng lên 8%/năm (kỳ hạn 24 tháng), cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với trước đó. Với các sản phẩm đặc biệt như Tiết kiệm phát lộc thịnh vượng, lãi suất cao nhất đã lên tới 8,4%/năm.

Theo biểu lãi suấtmới của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thì ở sản phẩm “Gửi vốn mới, tới nhận quà”, khách hàng gửi kỳ hạn 15 tháng, tiền gửi từ 200 triệu có thể nhận lãi suất 8,3%/năm thay vì 8,1%/năm như trước đó. lãi suất cao nhất tại Eximbank hiện nay là 8,4%/năm, đối với khách hàng gửi tiết kiệm online, kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.

Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng điều chỉnh lãi suất ở kỳ hạn này tăng 0,1 điểm phần trăm lên 7,1%. Tương tự, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) đẩy lãi suất huy động kỳ hạn 37 tháng lên đến 8,5%/ năm. lãi suất gửi tại quầy ở kỳ hạn 25-36 tháng của Ngân hàng TMCP Nam á (Nam A Bank) đã đồng loạt tăng mạnh 0,5 điểm phần trăm lên 7,9%/năm so với mức trước đó. kỳ hạn 14 tháng – 23 tháng cũng tăng từ 0,2-0,4%/năm, lên đến 7,7-7,8%/năm.

Đặc biệt, để thu hút được tối đa tiền gửi từ trong dân, các ngân hàng còn đưa ra chiến lược cộng thêm lãi suất cho cho người từ 40 đến 60 tuổi trở lên.

Đáng chú ý, không chỉ các ngân hàng thương mại mà “ông lớn” Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng tham gia vào “cuộc đua” lãi suất khi tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn 12 tháng lên 7%/năm. Các kỳ hạn còn lại được giữ nguyên.

Ngoài việc giữ lãi suất cao tại các kỳ hạn dài, một số ngân hàng cũng có chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi như SHB có lãi suất 8,6-8,9%/năm cho kỳ hạn 18-36 tháng, hay Sacombank cho kỳ hạn 5 năm +1 ngày lãi suất 8,48-8,88%/ năm, lienVietPostBank lãi suất 8,1%/năm cho kỳ hạn 15-36 tháng...

Có vấn đề về thanh khoản?

Thực tế, cuộc cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng không phải đến bây giờ mới xảy ra mà đã bắt đầu ngay từ khi bước vào năm 2019. Nguyên nhân là do các ngân hàng cần nguồn vốn cho khách hàng vay, đặc biệt nhu cầu gia tăng số dư huy động để đáp ứng lộ trình tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 40% hiện nay xuống 30%. Ngoài ra, nhiều ngân hàng vừa qua đã được ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay như VPBank được nâng từ 12% lên 16% bắt đầu tư tháng 6 hay Techcombank được nới từ 13% lên 17%.

Nhờ động thái này mà lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng cao bất chấp việc giá vàng “leo dốc”, thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu “ấm’ trở lại. Theo thống kế của Ngân hàng Nhà nước, chỉ trong 5 tháng, lượng tiền gửi từ các tổ chức bất ngờ tăng vọt gần 140.000 tỷ đồng, đạt 3,42 triệu tỷ đồng; tiền gửi trong dân đạt hơn 4,67 triệu tỷ đồng, tăng gần 300.000 tỷ đồng so với đầu năm.

Thế nhưng khi so sánh với tốc độ tăng trưởng tín dụng, dường như việc huy động tiền gửi của các ngân hàng đang khá khó khăn. Tổng huy động tiền gửi 5 tháng chỉ tăng 4,98% trong khi tín dụng tăng tới 5,78%.

Không ít chuyên ra cho rằng, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn trong thời điện hại tại có thể xem là động thái đón trước tình hình để “chạy trước” dự trữ thanh khoản.

Từ thực trạng này, nhiều ngân hàng đã phải tìm đến kênh huy động bằng phát hành trái phiếu. Trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có tới hơn 32.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, kỳ hạn chủ yếu là 2-3 năm với lãi suất tương đương lãi suất huy động trên thị trường 1.

Có rất nhiều động lực để các ngân hàng đẩy mạnh mức lãi suất huy động nhưng theo giới chuyên gia, lãi suất huy động cao thể hiện thanh khoản của các ngân hàng nhỏ đang có vấn đề bởi áp lực thanh khoản lên hệ thốngngân hàng thường tăng khi bước vào quý III hàng năm.

Đây là thời điểm các DN đã ổn định các kế hoạch kinh doanh và bắt tay vào sản xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh để chuẩn bị cho mùa tiêu dùng cao điểm cuối năm. Bên cạnh đó, tâm lý của nhiều bộ phận người dân thường chuyển từ gửi tiết kiệm VND sang nắm giữ vàng và ngoại tệ vào thời điểm này cũng sẽ có những tác động nhất định lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do đó, không ít chuyên ra cho rằng, các ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn trong thời điện hại tại có thể xem là động thái đón trước tình hình để “chạy trước”dự trữ thanh khoản.

Cũng không loại trừ nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng “đói vốn” còn có thể đến từ việc nợ xấu tăng cao và điều này quay ngược trở lại ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng. Ngoài ra, vốn huy động của các ngân hàng nhiều khi cũng chỉ là vốn ảo, nên làm cho tình trạng thiếu thanh khoản của các ngân hàng ngày càng trầm trọng.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) mới đây nhận định lãi suất huy động dù có ghi nhận tăng ở một số ngân hàng nhưng vẫn ở mức khá ổn định. Trong những tháng cuối năm NHNN sẽ tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; kết hợp đồng bộ các công cụ chính sách, can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết để ổn định thị trường.

>> Cẩn trọng với “cơn sốt” lãi suất chứng chỉ tiền gửi 9%/năm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...